Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014

Ngày đăng: 18/12/2013 - Lượt xem: 6014

Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đang đến gần, đây là thời điểm sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm tăng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhất là các mặt loại thực phẩm: Thịt và các sản phẩm từ thịt, thuỷ sản, trứng, bánh kẹo, rượu bia nước giải khát...

Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán cũng là dịp nhiều địa phương tổ chức các Lễ hội đầu xuân nên nhu cầu của thực khách tăng cao do đó các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn, uống thức ăn đường phố phát triển tại các khu Lễ hội, đây là loại hình kinh doanh tự phát dẫn đến khó tránh khỏi các vấn đề không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhân dân cả nước đón Tết Nguyên đán, Lễ hội cổ truyền an khang, bảo đảm sức khỏe, hạnh phúc. Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm  ban hành Kế hoạch “Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết nguyên đán năm 2014” như sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ban ngành, các cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật, các kiến thức về bảo đảm ATTP cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn mua, tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm an toàn, tẩy chay các cơ sở thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, gia cầm, các sản phẩm gia cầm nhập lậu; tuyên truyền, vận động người dân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về ATTP, trong đó chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu vi phạm các quy định về ATTP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm được tiêu dùng nhiều trong các dịp Lễ tết (Tết Nguyên đán, Lễ hội) như bánh, mứt, kẹo, bia rượu, nước giải khát, thịt, giò chả, thủy hải sản.., các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, các làng nghề truyền thống, các cơ sở đã được phát hiện trước đó có vi phạm các quy định về bảo đảm ATTP và quảng cáo thực phẩm. Đối với các tỉnh biên giới và khu vực lân cận với các tỉnh biên giới cần đặc biệt chú trọng kiểm tra, kiểm soát, xử lý các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn ngốc, gia cầm nhập khẩu trái phép, không bảo đảm an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp vi phạm, tuyệt đối không để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm ATTP tiếp tục hoạt động, sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn tiếp tục lưu thông, tài liệu quảng cáo sai quy định tiếp tục lưu hành.

3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm và đảm bảo an toàn cho mọi người. Đồng thời nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý các tổ chức chính trị xã hội và người tiêu dùng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đảm bảo cho người dân đón Tết, Lễ hội khoẻ mạnh, an toàn

II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI:

- Thời gian: 25/12/2013 đến 25/02/2014.

- Phạm vi triển khai: Trên phạm vi cả nước. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:

1. Triển khai chiến dịch truyền thông về an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán: (xem phụ lục 1)

Trung ương:

Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:

- Trên Truyền hình VTV, VTC, O2TV, TTXVN (hình thức toạ đàm, phóng sự…)

- Trên đài phát thanh: Đài tiếng nói Việt Nam (hình thức toạ đàm, phóng sự).

- Trên các báo giấy, báo điện tử, Cổng thông tin điện tử chính phủ, website Cục An toàn thực phẩm

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng về những cơ sở vi phạm, sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn để người dân biết, lựa chọn thực phẩm an toàn.

Địa phương:

- Chủ trì: Uỷ ban nhân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tham mưu trực tiếp: Sở Y tế phối hợp với các Sở, Ban ngành, Tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, đặc biệt huy động hệ thống loa truyền thanh ở xã phường tham gia tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức các buổi toạ đàm, nói chuyện chuyên đề ATTP.

Nội dung tuyên truyền:

- Luật an toàn thực phẩm năm 2010

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP

- Nghị định số 178/2013/NĐ-CP

- Nghị định số 91/2012/NĐ-CP

- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP

- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP

- Các văn bản hướng dẫn Luật, Nghị định về an toàn thực phẩm

 2. Thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện các quy phạm pháp luật về quản lý CLVSATTP (Theo Kế hoạch số 19/KH-ATTP ngày 05 tháng12   năm 2013 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương VSATTP).

Trung ương: Thành lập 09 đoàn Thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, tiến hành thanh tra tại 18 tỉnh/thành phố trọng điểm, đặc biệt tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có cửa khẩu.

Thời gian thanh tra, kiểm tra: Từ ngày 25/12/2013-25/02/2014.

Địa phương: Các tỉnh/thành phố thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, tuỳ theo điều kiện thực tế tại địa phương và theo hướng dẫn của Trung ương triển khai từ tuyến tỉnh tới tuyến xã.

Thời gian thanh tra, kiểm tra: Từ ngày 25/12/2013-25/02/2014

Nội dung thanh tra:

Việc thanh tra, kiểm tra không chỉ với việc sản xuất, kinh doanh mà cả việc nhập lậu thực phẩm.

Thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các sơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiêu thụ lớn trong dịp Tết (Rượu bia, bánh kẹo, thịt gia súc gia cầm và sản phẩm thịt, các loại mứt (lưu ý cơ sở, sản xuất sản phẩm thủ công); có phân công cụ thể nội dung công việc theo các mặt hàng được phân công quản lý của từng Bộ: Y tế, Công thương, Nông nghiệp.

Lưu ý các đoàn bố trí lực lượng đủ mạnh để xử lý sai phạm khi cần thiết đồng thời bố trí cán bộ lấy mẫu để đánh giá kết quả.

V. NGUỒN LỰC:

1. Kinh phí: Nguồn kinh phí có thể huy động:

- Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2014.

- Kinh phí ngân sách nhà nước

- Kinh phí huy động hợp pháp khác

 2. Tài liệu:

- Băng cassete: “Thông điệp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ”

- Băng video: “Thông điệp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ”

- Các địa phương chủ động xây dựng tài liệu truyền thông cho địa phương. Tài liệu tham khảo dựa trên các tài liệu đăng trên trang website của Cục An toàn thực phẩm: http://vfa.gov.vn  mục “Truyền thông”.

VI. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI:

1. Tại Trung ương:

- Chủ trì: Bộ Y tế

- Đơn vị phối hợp: Bộ Thông tin truyền thông, Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Uỷ Ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Đài Truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, Bộ Tài Chính

- Các tổ chức chính trị- xã hội Trung ương: Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Hội nông dân; Hội phụ nữ; Hội cựu chiến binh; Hội chữ thập đỏ; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

 2. Tại địa phương:

- Chủ trì: Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

- Các đơn vị phối hợp: Sở Thông tin truyền thông, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Tài chính, Đài phát thành và truyền hình địa phương

- Các tổ chức chính trị -xã hôi tỉnh: Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Hội nông dân; Hội phụ nữ; Hội cựu chiến binh; Hội chữ thập đỏ; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Quá trình triển khai thực hiện theo hướng các cơ quan quản lý trung ương, địa phương chỉ đạo, giám sát việc tuyên truyền, thực thi pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuyệt đối chấp hành các quy định của pháp luật và áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm; Người tiêu dùng cùng với các đoàn thể quần chúng và chính quyền tham gia việc giám sát thực hiện cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Tẩy chay các cơ sở thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các sản phẩm thực phẩm ô nhiễm, biết chất, đồng thời tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. 

 VII. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

 1. Tổ chức Chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán từ ngày 25/12/2013đến ngày 25/02/2014

 2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra: Từ ngày 25/12/2013 đến ngày 25/02/2014

 3. Báo cáo, tổng kết Trước ngày 28/02/2014                

 Kết thúc  triển khai Kế hoạch bảm đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán năm 2014,  Sở Y tế các tỉnh/thành phố báo cáo về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước ngày 28/02/2014 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thông tin liên hệ:

Cục An toàn thực phẩm – 135 phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội;

Tel: (04) 3846.44.89 số máy lẻ 5070; Fax: 04- 3846.37.39;

Email: phongtruyenthong@vfa.gov.vn

Tải nội Kế hoạch tại đây

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top