Kết quả đạt được trong công tác quản lý an toàn thực phẩm của ngành Y tế trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Ngày đăng: 27/02/2018 - Lượt xem: 2560

Nghệ An là tỉnh diện tích lớn nhất cả nước, có hơn 80% diện tích là vùng núi. Có 21 huyện, thị xã và thành phố trong đó có 10 huyện, 01 thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi. Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Năm 2017, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉđạo sát sao của UBND tỉnh, Sở Y tế, các Ban, ngành có liên quan công tác bảođảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Trong năm 2017, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã kịp thời tham mưu cho Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch, Quyết định về an toàn thực phẩm vào các dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu,... Công tác thông tin truyền thông, tập huấn về an toàn thực phẩm được ưu tiên chú trọng hàng đầu. Năm qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức tập huấn, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho 1365 người, trong đó tiến hành tập huấn 05 lớp với 419 người tham gia; chỉ đạo các cơ sở treo 788 băng rôn, khẩu hiệu các thông điệp truyền thông; in sao 50 đĩa DVD và 1020 đĩa VOV, các thông điệp truyền thông được phát thanh trên các hệ thống loa truyền thanh địa phương.      Thực hiện Chương trình “Dân hỏi - Cơ quan chức năng trả lời” về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên Cổng thông tin điện tử và Báo Nghệ An. Đăng 20 tin, bài về các hoạt động về an toàn thực phẩm trên Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo Nghệ An, trang Websize Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, cổng thông tin điện tử Sở Y tế. Tổ chức truyền thông, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm được 28 cơ sở bếp ăn tập thể, trong đó có 15 cơ sở bếp ăn bán trú tại trường học và 13 cơ sở bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp; giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ các Hội nghị, sự kiện được tổ chức tại tỉnh Nghệ An,... Trong dịp"Tháng hành động vì An toàn thực phẩm" năm 2017 tuyến tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai và Lễ phát động với hơn 300 đại biểu tham dự; có 21/21 huyện (thị xã, thành phố) xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng hành động, 17/21 huyện tổ chức Lễ phát động.

Trong năm 2017, có 1422 Đoàn Thanh tra, kiểm tra được thành lập. Trong đó tuyến tỉnh: 11 đoàn (03 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành và 08 đoàn chuyên ngành); tuyến huyện: 70 đoàn; tuyến xã:1341 đoàn. Các đoàn thanh tra, kiểm tra tổng 19353 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, có 15031 cơ sở đạt yêu cầu (77,67%). Trong tổng số cơ sở có 4322 cơ sở vi phạm, 2008 cơ sở bị xử lý trong đó cảnh cáo 756 cơ sở; phạt tiền 681 cơ sở với tổng số tiền phạt 1.113.240.000 đ. Ngoài ra, hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả gồm: đóng cửa 03 cơ sở; số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm 38 cơ sở; số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành 10 loại; số cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm là 525, số cơ sở khắc phục về nhãn là 73 cơ sở... Các lỗi vi phạm chủ yếu là về trang thiết bị dụng cụ chưa đảm bảo an toàn thực phẩm, điều kiện con người, chưa công bố sản phẩm, ghi nhãn thực phẩm không đúng quy định,...

Tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 541 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Y tế quản lý. Tiến hành công bố hợp quy co 34 sản phẩm; phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho 112 sản phẩm và quảng cáo cho 13 sản phẩm. Tuy nhiên, trong năm qua tình hình ngộ thực phẩm trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Có 10 vụ ngộ độc thực phẩm xẩy ra, với 250 người mắc và 02 người tử vong.  Đặc biệt có 02 vụ ngộ độc tại trường học do ăn quản ngô đồng với 91 người mắc tại Cửa Lò và Quỳ Châu, 02 vụ ngộ độc tại bếpăn tập thể với 121 người mắc. Công tác thực hiện giám sát mối nguy an toàn thực phẩm đã được xuyên suốt trong năm và thực phẩm đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ cao.

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác quản lý an toàn thực phẩm vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: vẫn còn tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không có trong danh mục được phép sử dụng để chế biến thức ăn; Tình trạng ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp có xu hướng gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2017; Một số cơ sở sản xuất thực phẩm chưa thực sự chú trọng công tác kiểm nghiệm định kỳ theo quy định; Việc tổ chức khám sức khỏe và tập huấn, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho ng­­ười trực tiếp sản xuất, kinh doanh của các một số chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đ­ược đầy đủ,... Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó là do: nhân lực cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm tuyến huyện, xã còn mỏng; Là tỉnh cóđịa bàn rộng, nền sản xuất chủ yếu là thủ công, nhỏ lẻ, kinh tế hộ gia đình và cá thể là chủ yếu, nhận thức về trách nhiệm sản phẩm còn hạn chế; đặc biệt ở một số mặt hàng truyền thống chỉ mang tính chất hộ gia đình; Trong nhân dân còn tồn tại nhiều tập quán sử dụng thực phẩm không bảo đảm như: sử dụng rau quả rừng để làm thực phẩm, ăn tiết canh, gỏi cá,... Không ít người tiêu dùng  hạn chế về mặt kiến thức, ham rẻ mà chưa quan tâm đến chất lượng an toàn thực phẩm, vô tình tiếp tay cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn,...

Để phát huy những kết quảđạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong năm 2017. Trong năm 2018, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra tạo bước chuyển biến mới trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế nói riêng và công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh nói chung.

                                                          Chi cục ATVSTP Nghệ An

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top