THÁI NGUYÊN: SƠ KẾT CÔNG TÁC AN TOÀN THỰC PHẨM 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2018

Ngày đăng: 18/07/2018 - Lượt xem: 2136

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Nguyên vừa tổ chức sơ kết công tác an toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2018.

Đến dự và chỉ đạo hội nghị, có đồng chí Nguyễn Thị Bích Hải – Phó Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên, cùng dự có các đồng chí là lãnh đạo phòng chuyên môn Sở Y tế, lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản & thủy sản, Chi cục Chăn nuôi &Thú y, Trung tâm kiểm soát bệnh tật và lãnh đạo Trung tâm y tế, Phòng Y tế các huyện/thành/thị xã trên địa bàn tỉnh.

  Trên địa bàn tỉnh hiện nay ước tính có khoảng 13080 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bao gồm: 3490 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; 5013 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 4577 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Nguyễn Hải Long – Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP báo cáo kết quả công tác an toàn vệ sinh thực phẩm 6 tháng đầu năm 2018 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Nguyên. Trong 6 tháng đầu năm 2018, công tác bảo đảm vệ sinh ATTP đã được triển khai, tổ chức thực hiện một cách tích cực và đạt được những kết quả nhất định.  Hoạt động thông tin truyền thông được duy trì thường xuyên và tăng cường trong các đợt cao điểm: Lễ phát động và Hội nghị triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2018 với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm” đã được tổ chức từ tỉnh đến các huyện, thành, thị xã trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 367 buổi truyền thông nói chuyện chuyên đề, với 14957 người nghe; 32 buổi tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP cho 1824 người; cấp 674 Giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Bên cạnh đó các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP khác cũng được chú trọng thực hiện: cấp phát 611 băng zôn, 430 tờ gấp, 89 băng đĩa, 2051 lượt trên đài phát thanh, 38 lượt trên đài truyền hình cung hơn 100 tin bài trên báo viết, báo điện tử. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 232 đoàn thanh, kiểm tra VSATTP; kiểm tra được 5092 cơ sở thực phẩm (741 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; 2258 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 2093 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống), trong đó có 4046 cơ sở đạt, chiếm tỷ lệ 79%; phát hiện 1046 cơ sở thực phẩm không đạt yêu cầu về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chiểm tỷ lệ 21%;  9 cơ sở bị cảnh cáo, 183 cơ sở bị xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 209.000.000đ. Các vi phạm chủ yếu của các cơ sở là điều kiện vệ sinh chung của cơ sở chưa được đảm bảo; chưa thực hiện lập sổ ghi kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định; sản xuất, chế biến thực phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Quá trình thanh kiểm tra đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến pháp luật về ATTP tới các cơ sở. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như: thủ tục hành chính, giám sát mẫu thực phẩm trên thị trường, quản lý ngộ độc thực phẩm đã được tích cực thực hiện.

Hội nghị cũng đã triển khai kế hoạch Thông tin truyền thông và Phòng chống ngộ độc thực phẩm, kế hoạch Kiểm tra 6 tháng cuối năm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP với các nội dung: Tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm; Giảm thời gian, thủ tục công bố; Mở rộng các đối tượng miễn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Thay đổi trong việc kiểm soát về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu; Thu gọn quản lý về quảng cáo thực phẩm; Quy định rõ về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; Tình hình triển khai và tổ chức thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP tại tỉnh Thái Nguyên.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm vệ sinh ATTP  trong 6 tháng cuối năm như: Nâng cao trách nhiệm trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ thanh kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở; phối hợp kiểm tra hậu kiểm các cơ sở công bố sản phẩm theo Nghị đinh 15, tăng cường lấy mẫu thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trôi nổi, sản phẩm nhập lậu không bảo đảm; phối hợp xây dựng Bộ Quy chuẩn địa phương và phối hợp quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm để thống nhất trong quản lý…

Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Bích Hải –Phó Giám đốc Sở Y tế yêu cầu trong thời gian tới các cấp, các ngành có liên quan cần tập trung thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường phối hợp thực hiện công tác thanh tra , kiểm tra ở các tuyến; cần tích cực nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm ATTP, nghiêm túc thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP, trong đó lưu ý các cấp, các ngành có liên quan cần có những hành động cụ thể, có ý nghĩa, mang lại hiệu quả cao trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh.

                                                          Chi cục ATVSTP Thái Nguyên

 

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top