Làm thức ăn đường phố an toàn tại Việt Nam

Ngày đăng: 13/04/2015 - Lượt xem: 4701

Phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Việt Nam.

Đông Nam Á được biết đến với nhiều loại thức ăn đường phố rẻ và ngon. Tại Việt Nam, dùng thức ăn đường phố là một cách sống của người dân nơi đây. Từ các món ăn nhanh nhẹ tới toàn bộ các bữa ăn, thủ đô Hà Nội cung cấp tất cả trên vỉa hè. Cùng với một tô phở bò, WHO có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Việt Nam, để tìm hiểu cách thức Việt Nam làm cho thức ăn đường phố ngon và an toàn.

Phóng viên: Bộ luật an toàn thực phẩm được sửa đổi đã có tác động thế nào đối với thức ăn đường phố?

TS. Nguyễn Thanh Phong: Năm 2011, Việt Nam đã thông qua một bộ luật an toàn thực phẩm sửa đổi trong đó lần đầu tiên có đề cập đến quản lý đối với thức ăn đường phố. Luật an toàn thực phẩm quy định rõ về cách vận hành một quán ăn đường phố. Năm điều kiện cần phải được đáp ứng:

- Nơi bán hàng ăn phải cách xa nơi ô nhiễm;

- Phải sử dụng nước sạch để nấu ăn và đồ dùng nhà bếp phải sạch sẽ;

- Nguyên liệu sử dụng trong thức ăn đường phố phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;

- Người bán hàng phải có một hệ thống thu gom chất thải tại chỗ; và

- Các chất phụ gia sử dụng phải nằm trong danh mục.

Phóng viên: Cục An toàn Thực phẩm Việt Nam đã có những nỗ lực để làm cho thức ăn đường phố an toàn hơn cho cả người bán và người tiêu dùng?

TS. Nguyễn Thanh Phong: Luật an toàn thực phẩm và Thông tư hướng dẫn thực hiện nhắm vào cả người bán và người tiêu dùng. Đối với những người bán hàng thức ăn đường phố, Cục an toàn thực phẩm tổ chức tập huấn về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng được giáo dục thông qua các kênh truyền thông khác nhau để nhận biết các quầy bán hàng thức ăn đường phố sạch sẽ và an toàn. Được trang bị kiến thức đó, người tiêu dùng sẽ tránh xa những quầy bán thức ăn không an toàn và điều này sẽ tạo ra áp lực cho bất kỳ quầy hàng nào có khả năng bán thức ăn không an toàn để cải thiện tình trạng vệ sinh của quầy hàng hoặc phải rút khỏi thị trường.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định. Những quầy hàng tuân thủ quy định sẽ được khuyến khích, trong khi những quầy hàng không đáp ứng được các yêu cầu có thể bị phạt hoặc phải dừng hoạt động kinh doanh.

Phóng viên: Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nào để làm cho thức ăn đường phố an toàn?

TS. Nguyễn Thanh Phong: Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình thấp, và chúng tôi vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Quá trình công nghiệp hóa và phát triển đang diễn ra với một tốc độ nhanh chóng và ô nhiễm môi trường xảy ra cùng lúc đã có một tác động tiêu cực đến vấn đề vệ sinh và khả năng cung cấp thức ăn đường phố an toàn và sạch sẽ. Theo đó, việc cung cấp nước sạch cho các quầy hàng bán thức ăn đường phố là một thách thức lớn.

Một thách thức khác là một số người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn nghèo và họ chấp nhận mua và tiêu thụ thức ăn không an toàn hoặc thức ăn không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hơn nữa, do thiếu kiến thức, hoặc vì lợi nhuận, một số quầy hàng cũng mua và bán nguyên liệu không an toàn.

Phóng viên: Những bệnh phổ biến nhất liên quan tới thức ăn đường phố tại Việt Nam là bệnh gì?

TS. Nguyễn Thanh Phong: Những bệnh thường gặp nhất liên quan đến tiêu thụ và chế biến thức ăn đường phố là những bệnh về đường ruột/ dạ dày gây nên tiêu chảy. Nguyên nhân chính là không tuân theo tiêu chuẩn về vệ sinh và Năm Chìa Khóa giúp Thực phẩm an toàn hơn. Những hành vi đó gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và dẫn đến mắc bệnh.

Phóng viên: Việt Nam hướng dẫn người tiêu dùng về năm chìa khóa giúp thực phẩm an toàn hơn như thế nào?

TS. Nguyễn Thanh Phong: Chúng tôi truyền bá nguyên tắc Năm chìa khóa giúp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng bằng cách sử dụng các kênh thông tin đại chúng như TV hay đài phát thanh quốc gia, VoV, hoặc thông qua các hiệp hội như Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ và Hội Cựu Chiến Binh. Những hiệp hội này cung cấp thông tin cho các thành viên của hội. Để tiếp cận người tiêu dùng tại các khu vực xa xôi hẻo lánh, chúng tôi phân phát tờ rơi và truyền bá các thông điệp động thông qua hệ thống loa đài thôn bản.

Phóng viên: Việt Nam làm thế nào để cân bằng được cách thức truyền thống văn hóa trong việc chuẩn bị thức ăn và yêu cầu về an toàn thực phẩm?

TS. Nguyễn Thanh Phong: Mục tiêu của chúng tôi là phải đảm bảo được sản phẩm cuối cùng an toàn cho việc tiêu thụ. Cách thức truyền thống trong việc chuẩn bị thức ăn thường không hợp vệ sinh. Ví dụ như việc sử dụng các dụng cụ chứa đựng trong bếp làm bằng gỗ tre. Chúng tôi khuyến khích người bán hàng ở nông thôn sử dụng những dụng cụ chứa đựng hiện đại làm bằng nhựa hoặc thép không gỉ. Bên cạnh đó, chúng tôi khuyến khích người bán hàng và đầu bếp sử dụng găng tay ni lông và đeo mặt nạ.

Phóng viên: Việt Nam tham giao vào Mạng lưới Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc tế (INFOSAN) của WHO, một mạng lưới toàn cầu của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp quốc gia (INFOSAN) như thế nào. Tại sao INFOSAN lại quan trọng đối với Việt Nam và quan trọng như thế nào?

TS. Nguyễn Thanh Phong: Thông qua mạng lưới INFOSAN, chúng tôi tiếp nhận thông tin về các vụ việc an toàn thực phẩm từ nhiều nơi trên thế giới một cách nhanh chóng. Ví dụ, gần đây, chúng tôi nhận được thông tin về sữa công thức bị nghi nhiễm khuẩn hoặc trước đấy là về táo nhiễm khuẩn. Mạng lưới cũng cho phép chúng tôi tiếp xúc dễ dàng với các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trên toàn thế giới. Thông qua mạng lưới INFOSAN, Việt Nam cũng sẽ cung cấp thông tin cho các Quốc gia Thành viên khác về các vụ việc về an toàn thực phẩm thuộc sự quan tâm quốc tế tại Việt Nam.

Phóng viên: WHO đóng góp vào sự cải thiện an toàn thực phẩm tại Việt Nam như thế nào?

TS. Nguyễn Thanh Phong: WHO đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Ở cấp độ khu vực và toàn cầu, tổ chức này cung cấp cho chúng tôi những thông tin liên quan đến các vụ việc về an toàn thực phẩm thông qua INFOSAN và tư vấn để xử lý các vấn đề an toàn thực phẩm mà quốc tế quan tâm. Tại Việt Nam, WHO đã hỗ trợ việc soạn thảo luật an toàn thực phẩm, ủng hộ biện pháp tham gia bao gồm các bên liên quan đến an toàn thực phẩm, củng cố năng lực chẩn đoán của các phòng thí nghiệm an toàn thực phẩm, và hỗ trợ việc phát triển các tài liệu nâng cao nhận thức phục vụ cho việc giáo dục và đào tạo cộng đồng. Chúng tôi hy vọng rằng WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tương lai.

Nguồn: WHO.VN

 

 

 

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top