Các thực phẩm không nên dùng khi mắc chứng thận hư

Ngày đăng: 08/07/2019 - Lượt xem: 68172

Hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hoá xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu sau: phù, protein niệu cao, protein máu giảm, lipid máu tăng.

Hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hoá xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu sau: phù, protein niệu cao, protein máu giảm, lipid máu tăng. Khi mắc hội chứng thận hư, bệnh nhân thường bị suy dinh dưỡng do thiếu protein - năng lượng do mất nhiều protein qua đường nước tiểu kèm theo chán ăn do giảm dịch ruột, phù gan và nội tạng. Ngoài ra người bệnh thường kém ăn vì cảm thấy căng trướng do bị cổ trướng.

Hội chứng thận hư kéo dài sẽ dẫn đến tiêu cơ bắp, rụng tóc. Tình trạng thiếu dinh dưỡng còn góp phần làm tăng tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong hội chứng thận hư như: viêm phúc mạc tiên phát, viêm phổi, viêm cơ, lao phổi... Cho nên ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn trong hội chứng thận hư cũng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại các rối loạn về thành phần sinh hóa trong máu.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh

Giàu chất đạm (protein): Do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hoá của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hoá cầu thận dẫn đến suy thận.

Lượng đạm trung bình 1 ngày = 1g/1kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu, đỗ...

Các thực phẩm không nên dùng khi mắc chứng thận hư

Cấu trúc của thận.

Năng lượng: Đảm bảo đủ năng lượng từ 35-40 kcalo/kg/ngày.

Chất béo: Nên giảm ăn chất béo (20-25g/ngày). Do rối loạn chuyển hoá lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng; đặc biệt nên tránh quan niệm “ăn thận bổ thận” vì trong thận (bầu dục) có chứa nhiều cholesterol. Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc, hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc. dầu vừng để thay thế mỡ.

Các vitamin, muối khoáng và nước: Lượng nước trong chế độ ăn và uống hằng ngày bằng lượng nước tiểu bài tiết ra + 500ml. Ăn nhạt, bớt muối, mì chính: 1-2g muối/ngày. Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam...) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống ôxy hoá, chống tăng các gốc tự do - là những chất xơ hoá cầu thận, chống dẫn đến suy thận. Trong trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.

Những thực phẩm nên dùng cho bệnh nhân

Chất đường bột: các loại gạo, mì, khoai sắn, đều dùng được.

Chất béo: các loại dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu mè, lạc, vừng...).

Chất đạm: các loại thịt nạc, cá nạc, trứng sữa, đậu đỗ... Nên sử dụng sữa bột tách bơ (sữa gầy) để tăng cường đạm và canxi.

Các thực phẩm không nên dùng khi mắc chứng thận hư

Các loại rau quả: ăn được tất cả các loại rau quả như người bình thường, trừ trường hợp tiểu ít thì phải hạn chế rau quả.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:

Gạo tẻ: 250-300g, thịt nạc hoặc cá nạc: 200g, dầu ăn: 10-15g, rau: 300-400g, quả: 200-300g, muối ăn: 2-4g, sữa tách bơ: 25-50g, đường: 10g.

Lưu ý: Ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù, khi hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm 1 ngày.

Các thực phẩm không nên dùng khi mắc chứng thận hư

Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế dùng

Hạn chế ăn chất béo bằng cách chế biến các món hấp, luộc. Hạn chế xào, rán, mỡ động vật. Không ăn các phủ tạng động vật như tim, gan, thận, óc, dạ dày... Trứng chỉ nên ăn 1-2 quả/tuần. Nếu bệnh nhân không tiểu được thì không nên ăn các loại quả có hàm lượng kali cao như cam, chanh, chuối, dứa, mận...

Việc kiểm soát về mặt y học sự tái phát bệnh sỏi thận đòi hỏi chế độ ăn kiêng và những thay đổi về thói quen sống cũng như điều trị, chẳng hạn như việc thêm vào cơ thể muối kali citrate, chất đã được chứng minh có thể giảm tỉ lệ hình thành sỏi thận mới ở bệnh nhân sỏi thận. Nhưng nhiều bệnh nhân lại không dung nạp kali citrate bởi nó có tác dụng phụ tới dạ dày - ruột. Trong những trường hợp như thế, việc bổ sung chất citrate (có trong nước cam) có thể được xem như một loại thuốc. Nước cam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh sỏi thận và có thể được coi là một lựa chọn cho các bệnh nhân không dung nạp chất kali citrate.

 

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top