Kế hoạch triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012

Ngày đăng: 04/12/2011 - Lượt xem: 11117

Tết Nguyên đán là dịp toàn dân sử dụng thực phẩm tăng cao, bao gồm cả số lượng và chủng loại

Nhằm bảo đảm ATTP cho người dân, căn cứ Luật An toàn thực phẩm (ATTP) năm 2010, Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP xây dựng Kế hoạch triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATTP của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo đảm ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo,.... Trong đó chú trọng những cơ sở có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm ATTP.

3. Trong qúa trình thanh tra, kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

1. Đối tượng thanh tra, kiểm tra

Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, chú trọng các loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, các đoàn của trung ương và tuyến tỉnh sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra tại nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn như các chợ đầu mối, siêu thị, cơ sở thương mại tập trung, cơ sở nhập khẩu thực phẩm. Đối với các cơ sở vừa và nhỏ sẽ chủ yếu do cấp huyện, xã thực hiện thanh tra, kiểm tra.

2. Nội dung: Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống theo quy định tại các văn bản:

- Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

- Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm”.

- Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành "Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống";

- Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành "Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm".

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa.

- Quyết định số 43/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành "Quy định yêu cầu kiến thức về VSATTP đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm".

- Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành "Quy định yêu cầu sức khỏe đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành "Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao".

- Các văn bản khác của Bộ Y tế và các bộ liên quan quy định về bảo đảm ATTP.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra tập trung xem xét các nội dung:

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.

          + Giấy chứng nhận sức khỏe đối với chủ cơ sở người lao động.

          + Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức VSATTP của chủ cơ sở và người lao động.

          + Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với những sản phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn.

          + Nhãn sản phẩm hàng hóa thực phẩm.

          + Tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo.

          + Hồ sơ nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm.

          + Hồ sơ theo dõi về chất lượng sản phẩm.

          + Điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện về con người.

          + Các quy định khác của pháp luật có liên quan.

          + Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP khi cần thiết.

III. PHƯƠNG PHÁP

Cơ quan quản lý nhà nước về ATTP các cấp thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại cơ quan quản lý cấp dưới và cơ sở thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra thực hiện theo quy trình chung tiến hành các cuộc thanh tra, trong đó chú trọng:

+ Nghe báo cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm ATTP của cơ sở.

+ Thu thập tài liệu liên quan.

+ Kiểm tra thực tế cơ sở thực phẩm, sản phẩm thực phẩm.

+ Lấy mẫu để kiểm nghiệm xác định các chỉ tiêu ATTP.

+ Lập biên bản thanh tra, biên bản vi phạm hành chính (nếu có).

+ Phân tích, đánh giá hồ sơ liên quan ATTP.

+ Phân tích, đánh giá kết quả kiểm nghiệm để hoàn thành báo cáo.

Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra, các đoàn tiến hành nhận xét, đánh giá việc thực hiện quy định về bảo đảm ATTP và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý

IV. XỬ LÝ VI PHẠM

1. Các căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm

+ Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

+ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2007; 2008.

+ Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

+ Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

+ Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP.

+ Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

+ Các Nghị định khác của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan bảo đảm ATTP.

2. Hướng dẫn xử lý vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra

+ Các đoàn thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải thực hiện xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm ATTP, không rõ nguồn gốc, không nhãn, mác hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường hoặc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống không bảo đảm điều kiện ATTP tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả.

+ Trong quá trình thanh tra, xử lý các vi phạm, khi cần thiết, các đoàn của trung ương chuyển hồ sơ vi phạm cho địa phương (Ủy ban nhân dân hoặc Thanh tra Y tế, Công an, Quản lý thị trường, Thú y, Bảo vệ thực vật, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và môi trường ...,) nơi có cơ sở được thanh tra, kiểm tra để xử lý. Các đoàn thanh tra, các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương ngoài việc xử lý các trường hợp vi phạm được pháp hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm xử lý kịp thời, triệt để các trường hợp vi phạm do các đoàn của trung ương giao theo quy định của pháp luật.

IV. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung ương     

Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP giao Bộ Y tế phối hợp với các Bộ liên quan thành lập 10 Đoàn liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 21 tỉnh, thành phố, trọng điểm bao gồm:

STT

Đơn vị chủ trì

Thành viên đoàn

Địa bàn

 

Đoàn 1

Cục ATVSTP

Cục Quản lý thị trường; Cục Thú y;

Viện KNATVSTP quốc gia

Hà Nội

Vĩnh Phúc

Đoàn 2

Cục ATVSTP

Cục Quản lý chất lượng hàng hóa;

C 49, Bộ Công an

Viện Vệ sinh YTCC TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh; Bà Rịa Vũng Tàu

Đoàn 3

Thanh tra Tổng cục TCĐLCL

Cục QLCLNLS thủy sản; Thanh tra Bộ Y tế; Trung tâm Tiêu chuẩn ĐLCL 1

Nam Định

Hà Nam

Đoàn 4

Vụ KHCN, Bộ Công thương

Cục QLCLNLS thủy sản; Thanh tra T/cục TCĐLCL; Viện VSYTCC HCM

Đồng Nai

Bình Dương

Đoàn 5

Cục Quản lý CL hàng hóa

Cục Thú y; C 49, Bộ Công an;

Viện KNATVSTP quốc gia

Thanh Hóa

Hà Tĩnh

Đoàn 6

Cục Bảo vệ thực vật

C 49, Bộ Công an; Cục ATVSTP

Viện VSDT Tây Nguyên

Đắc Lắc

Đắc Nông

Đoàn 7

Cục Quản lý thị trường

Tổng cục Hải quan; Thanh tra Bộ Y tế

Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia

Quảng Ninh

Lạng Sơn

Đoàn 8

Cục Quản lý CLNLSthủy sản

C 49, Bộ Công an; Đơn vị kỹ thuật thuộc Cục QLCLNLS thủy sản;

Cơ quan đại diện BYT tại TP. HCM

Trà Vinh

Bến Tre

Đoàn 9

Cục Thú y

Cục Quản lý thị trường; Cục QLCLHH

Viện Vệ sinh YTCC TP. HCM

Hậu Giang

Sóc Trăng

Đoàn 10

Thanh tra Bộ Y tế

Cục Quản lý thị trường; C 49, Bộ Công an; Viện Vệ sinh YTCC TP. HCM

Cà Mau

Bạc Liêu

2. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành địa phương      

Tuỳ theo tình hình thực tế địa phương, UBND/Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP các tỉnh, thành phố thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành. Thành phần tham gia các đoàn bao gồm các Sở, ngành liên quan của địa phương, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Đồng thời phối hợp với các Đoàn thanh tra liên ngành của trung ương tiến hành thanh tra, xử lý các vi phạm về bảo đảm ATTP (nếu có) tại các cơ sở thực phẩm theo kế hoạch cụ thể của các đoàn trung ương.

3. Phân bổ thời gian thực hiện

3.1 Trước ngày 01/12/2011: Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP Trung ương hoàn chỉnh Kế hoạch thanh tra, kiểm tra gửi các bộ, ngành, địa phương.

3.2 Trước ngày 10/12/2011: Các Bộ được giao chủ trì thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra của trung ương; các địa phương xây dựng kế hoạch và thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra tại địa phương.

3.3 Từ ngày 10/12/2011 đến ngày 30/01/2012. Các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung ương tiến hành thanh tra kiểm tra tại địa bàn được phân công; Các địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thuộc địa bàn quản lý (bao gồm cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán).

3.4 Báo cáo kết quả:   

Các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của trung ương và các địa phương báo cáo nhanh kết quả thanh tra về Bộ Y tế (Cục ATVSTP) trước ngày 18/01/2012 và báo cáo tổng hợp kết quả đợt thanh tra về Cục ATVSTP trước ngày 05/02/2012 để Cục ATVSTP tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

VI. BẢO ĐẢM KINH PHÍ

1. Tiền vé máy bay/tầu hoả, tiền ngủ và công tác phí cho cán bộ tham gia đoàn do cơ quan cử cán bộ tham gia tự bảo đảm theo quy định.

2. Xe ô tô chở các Đoàn thanh tra, kiểm tra đi lại trong từng khu vực do các đơn vị Trưởng đoàn chịu trách nhiệm bảo đảm.

         Trên đây là Kế hoạch triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP đề nghị các Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ bản Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn quản lý/địa bàn được phân công chủ trì  thanh tra, kiểm tra, báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) theo đúng thời gian quy định để Thường trực Ban Chỉ đạo tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Nơi nhận:

  • PTT. Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
  • Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
  • Thành viên BCĐ liên ngành TƯ về VSATTP;

- Thành viên Tổ Công tác LNTƯ về VSATTP;

  • UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

- Sở Y tế, các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

- Các Bộ, ngành, đoàn thể như mục VI;

- Các Viện: KNATVSTPQG, VSYTCC TP. HCM Pasteur Nha Trang, VSDT Tây Nguyên;

- Báo SKĐS, Trung tâm TTGDSK Bộ Y tế;

- Website Cục ATVSTP;                                         

- Lưu: VT, ATTP.                               

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC

 

Đã ký

 

 

 

 

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Nguyễn Thị Kim Tiến

 

Tải mẫu báo cáo tại đây

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top