Ảnh hưởng của độc tính Aflatoxin tới con người và động vật

Ngày đăng: 24/10/2018 - Lượt xem: 7794

Aflatoxin là chất độc rất nguy hiểm đối với loài gia súc, gia cầm và con người, tuy nhiên mức độ độc hoàn toàn khác nhau.

Nguồn gốc của Aflatoxin:

Các Aflatoxin B1, B2 và G1, G2 đã được nhiều phòng nghiên cứu xác định cấu trúc hoá học. Thoạt đầu các nhà hoá học đã xác định được có hai Aflatoxin có công thức C17 H12 O6 và C17 H12 O7 với trọng lượng phân tử ứng với 312 và 328. Hiện nay hai độc tố được biết là Aflatoxin B1 và Aflatoxin G1. Aflatoxin B1 có màu huỳnh quang xanh da trời, Aflatoxin G1 xanh lá cây. Sau đó hai Aflatoxin B2 và Aflatoxin G2 cũng được phát hiện. 

Năm 1966 Dutton và Heathcote đã phát hiện thấy trong môi trường nuôi cấy hai dẫn chất hydroxi-2 của Aflatoxin B2 và Aflatoxin G2, Aflatoxin B2a và Aflatoxin G2a. Allcorft và Carnaghan đã nhận thấy trong sữa và thịt bò cũng có các dẫn chất của Aflatoxin B1 và B2 được đặt tên là Aflatoxin M1 và M2(Milk). Cả hai chất này đều có màu huỳnh quang màu xanh tím. ở gan, thận và nước tiểu của cừu cũng tìm được hợp chất như vậy.

Tính chất lý hoá của các Aflatoxin:

 

Aflatoxin

Công thức

Trọng lượng phân tử

Điểm nóng chảy

Huỳnh quang

B1

C17 H12O6

 312

268-269

Xanh lam

B2

C17 H14O6

314

268-269

Xanh lam

G1

C17 H12O7

328

244-246

Xanh lục

G2

C17 H34O7

330

229-231

Xanh lục

M1

C17 H12O7

328

229

Xanh lam tím

M2

C17 H14O7

330

293

Xanh lam tím

 

Độc tính của Aflatoxxin:

Aflatoxin là chất độc rất nguy hiểm đối với loài gia súc, gia cầm và con người, tuy nhiên mức độ độc hoàn toàn khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào giống loài, lứa tuổi, giới tính, đường xâm nhập, trạng thái sức khoẻ của cơ thể, môi trường xâm nhập và hàm lượng chất độc ăn phải. Aflatoxin có thể gây độc cấp tính và mãn tính. Aflatoxin gây độc đối với gan (Lanester,1961). Theo Butter(1963), Aflatoxxin là chất gây ung thư gan. Cũng như nhiều hóa chất gây độc khác, Aflatoxin B1 được ô xy hoá do các men oxydase đa chức năng có trong microsome của tế bào và lưới nội mô của các tổ chức mục tiêu như gan, thận và phổi. Nghiên cứu quá trình này trên động vật thí nghiệm

(invivo) đã chứng tỏ có mối liên quan chặt chẽ với loài mẫn cảm và các tổ chức mục tiêu tấn công của chất độc và khả năng hình thành các khối u do các chất độc gây ra với tính cạnh tranh trong quá trình phân giải chất độc của mô mục tiêu để có thể chuyển Aflatoxxin B1 thành Aflatoxin B1-2,3 opoxide.

          Đối với bò sữa mức độ nguy hiểm của thức ăn có chứa Aflatoxxin là sự đào thải độc tố qua sữa. Bò sữa là loại gia súc cần được bảo vệ khỏi bị nhiễm độc Aflatoxxin có trong thức ăn bởi vì Aflatoxin B1 sẽ được đào thải qua sữa dưới dạng đồng phân Aflatoxin M1. Các tổ chức Quốc tế và nhiều Quốc gia đã đề ra những giới hạn về hàm lượng độc tố trong thức ăn của bò sữa nhằm tránh được mối nguy hiểm của AflatoxinM1 trong sữa sử dụng cho con người. Cộng đồng Châu âu (EC) chỉ cho phép giới hạn tối đa của Aflatoxin B1 trong thức ăn cho bò sữ là 10 ppb. Nghiên cứu khả năng thải qua sữa của Aflatoxin B1 cho thấy có tới 3,3% Aflatoxin B1 được thải qua đường này ở dạng Aflatoxin M1(Keyl, 1978).

Gia cầm nhiễm độc Aflatoxin thường bỏ ăn, chậm phát triển, tiếng kêu  không bình thường, da chân và da mũi biến thành màu tím, rối loạn vận động, co giật, ưỡn lưng, có thể dẫn đến chết. Các biến đổi cơ quan nội tạng cho thấy cơ thể phù nhẹ, gan xuất huyết sưng to, rắn, mật sưng và xuất huyết, tá tràng sưng và chứa dịch rỉ viêm. Các biến đổi vi thể điển hình là thoái hoá nguyên sinh chất dạng không bào, nhân tế bào bị phá huỷ, ống mật bị dãn ra, xuất hiện các viêm chảy máu lan tràn thành từng đám, biểu mô ống thận cũng bị tổn thương, thoái hoá tế bào ống lượn, cầu thận teo, làm mất khả năng bài tiết.

VFA

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top