Các gia đình có nuôi chó cần cảnh giác : BỆNH ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ LẠC SANG NGƯỜI

Ngày đăng: 14/06/2022 - Lượt xem: 3000

Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người : bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).

Đây là một bệnh nhiễm theo đường tiêu hoá do tình hình giữ gìn vệ sinh ăn uống tại nhiều hộ gia đình chưa được tốt, người bệnh đã ăn phải  trứng giun đũa chó vương vãi  trong môi trường lẫn vào thức ăn, nước uống.

Chó là con vật nuôi rất thân thiết với người, ở nông thôn nước ta gia đình nào thường cũng có vài con, có nhà nuôi cả đàn. Nhân dân ta nuôi chó chủ yếu để giữ nhà, nhưng ở các thành phố hiện nay nhiều nhà nuôi chó để làm cảnh là chính. Nhiều người rất yêu chó, nhất là các em nhỏ, có em suốt ngày bế ẵm, vuốt ve con chó cảnh xinh đẹp, thậm chí còn ôm chó ngủ.

Vì quá gần gũi thân mật với con vật, nên nhiều người đã quên loài chó cũng mắc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người. Một trong những bệnh đó là bệnh ấu trùng giun đũa chó “lạc” sang người.

 

Bệnh này trước đây ít gặp nên không được chú ý, nhưng do tình hình nuôi chó phát triển số người bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó đã xảy ra nhiều, có những người bị những thể nặng nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời có thể tử vong. Sau đây là mấy trường hợp điển hình được thông báo gần đây:

 

Toxocara Canis là loại giun đũa sống trong ruột loài chó. Chu kỳ sinh học của giun đũa chó cũng tương tự chu kỳ giun đũa ở người. Giun trưởng thành đẻ trứng trong ruột chó, trứng theo phân ra ngoài phát triển thành trứng có phôi, tồn tại rất lâu ở ngoại cảnh và lây nhiễm cho những con chó khác ăn phải. Người bị nhiễm bệnh do vô tình ăn phải những trứng có phôi của Toxocara Canis trong đất, nước hay thức ăn, nhất là rau sống có trứng loại giun này.

Trứng giun đũa chó vào ruột non người nở thành ấu trùng xâm nhập thành ruột, theo dòng máu đi khắp cơ thể như cơ, não, mắt, tim, gan, phổi… và có thể sống ở đó nhiều năm, tự do hay hoá kén, nhưng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành, gây ra nhiều triệu chứng phức tạp tuỳ theo nơi chúng ký sinh. Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó, người bệnh thường bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài. Trường hợp nặng, khi ấu trùng định cư ở những nơi quan trọng như hệ thần kinh trung ương, tim, gan, phổi sẽ dẫn đến  tình trạng co giật. phù, nhức đầu dữ dội kéo dài, gan to, liệt nửa người, viêm não – màng não... Nêú cư trú ở mắt chúng sẽ gây giảm thị lưc, dẫn đến mù loà.

Để đề phòng bệnh này, chúng ta phải giữ gìn vệ sinh ăn uống thật tốt, nhất là đối với những gia đình nuôi chó. Khi nuôi chó, kể cả chó thịt và chó cảnh,  chúng ta cần nhớ loài chó cũng mắc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người, trong đó bệnh giun đũa chó chỉ là một, do đó cần chú ý đề phòng bệnh cho cả chó và người, đặc biệt là với trẻ em trong gia đình. Tốt nhất là không nuôi chó. Đói với những nhà nuôi và kinh doanh chó cảnh phải có bác sĩ thú y theo dõi, tiêm phòng ngừa và điều trị chu đáo khi con vật mắc bệnh, thường xuyên chú ý đến vệ sinh chuồng nuôi chó, quản lý tốt phân, nước tiểu của con vật, không cho trẻ bế ẵm, ôm ấp, tiếp xúc quá thân mật với chó.

Về điều trị, hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc có hiệu quả với  giun đũa chó, trong đó có mấy loại đang được nhiều người sử dụng là Thiabendazole, Dietylcarbamazine và Albendazole, song mỗi loại thuốc đều có cơ chế tác dụng riêng và những tác dụng phụ nhất định, nên cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top