Mẹo phân biệt cây ráy với dọc mùng để tránh ngộ độc

Ngày đăng: 30/03/2022 - Lượt xem: 47580

Cây ráy thường bị nhầm lẫn với cây dọc mùng (bạc hà), điều này dẫn tới nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng ngộ độc, sưng lưỡi, méo miệng do ăn nhầm phải cây ráy. Tuy nhiên vẫn có cách phân biệt hai loại cây này.

Với phiến lá to rộng cùng phần thân mềm xốp, nhiều người nhầm lẫn cây ráy với rau dọc mùng. Trái ngược với hương vị giòn ngọt, tươi mát của dọc mùng sau khi chế biến cẩn thận, ăn phải lá hoặc thân ráy thường dẫn tới các triệu chứng tê môi lưỡi, cứng hàm, méo miệng. Triệu chứng này xuất phát từ hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy.

Sự khác biệt giữa cây ráy và dọc mùng

Cây ráy là loại cây thân mềm, đại độc, thường mọc dại quanh khu vực đất ẩm ướt. Thông thường, ngay cả khi sơ chế sạch phần thân cây này thì một số phản ứng như gây tê môi lưỡi, sưng miệng khi ăn vẫn xảy ra. Bởi trong cây ráy có chứa thành phần độc tố sapotoxin dẫn tới các triệu chứng tê môi lưỡi và cứng hàm cho người ăn. Một số đặc điểm nổi bật để phân biệt cây ráy đó là: lá của cây ráy có nhiều hình khiên, cuống lá của cây ráy to và cứng cáp, khi tiếp xúc trực tiếp với da thường gây phản ứng ngứa rát dữ dội hơn dọc mùng.

Sapotoxin trong cây ráy gây tê môi lưỡi, cảm giác bỏng rát miệng.

Là loại rau gia vị phổ biến tại Việt Nam, dọc mùng còn được biết đến với tên bạc hà, môn thơm. Phần cuống lá của cây có màu xanh nhạt và phủ một lớp phấn trắng bên ngoài – đây là điểm khác biệt lớn giữa dọc mùng và cây ráy. Dù là một trong những loại rau phải cẩn trọng khi chế biến, dọc mùng thường được ưa thích vì hương vị thanh mát, tươi giòn.

Phần lá dọc mùng thường ngả vàng, mềm mại hơn cây ráy.

Cách xử lý khi ăn nhầm cây ráy sống

Theo ý kiến của một số chuyên gia, khi vô tình ăn phải cây ráy bạn cần bình tĩnh để tiến hành sơ cứu bằng cách súc miệng nước muối nhiều lần, sau đó cạo sạch lưỡi nhằm loại bỏ độc tố bám trên bề mặt lưỡi. Đồng thời uống nhiều nước lạnh để hòa tan lượng độc tố trong cơ thể và giảm cảm giác đau rát lưỡi, khoang miệng.

Khi ăn phải cây ráy cần nhanh chóng súc miệng và cạo lưỡi.

Đối với các trường hợp không quá nghiêm trọng, bạn vẫn có thể ăn uống và hô hấp bình thường thì có thể theo dõi tại nhà. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tới các cơ sở phòng khám, bệnh viện gần nhất để kiểm tra sau khi ăn nhầm cây ráy.

Ngân Lê

 

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top