Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh

Ngày đăng: 14/11/2018 - Lượt xem: 21745

Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường. Vậy người bệnh nên lựa chọn thực phẩm như thế nào để đảm bảo duy trì ổn định bệnh, tạo một cuộc sống cân bằng, khoẻ mạnh?

Chọn chế độ ăn uống như thế nào?

Nguyên tắc: Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và các thức ăn thích hợp nhằm đảm bảo được cuộc sống bình thường; duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa và đủ; chia các bữa ăn một cách hợp lý (bữa chính, bữa phụ) để đảm bảo nhu cầu về năng lượng.

Người đái tháo đường cần bỏ dần thói quen ăn ngọt, món ăn chiên rán, món xào, nghiện rượu.

Về năng lượng khẩu phần: Năng lượng do chất đạm cung cấp chiếm từ 15 - 18% năng lượng khẩu phần, năng lượng từ chất béo chiếm 20 - 25%, còn lại năng lượng từ chất bột đường (glucid) chiếm 60 - 65%.

Người bệnh đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn uống để duy trì đường huyết ổn định, tránh các thức ăn làm tăng đường huyết. Vì vậy, phải hạn chế ăn với số lượng thực phẩm nhiều, nhất là hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường. Nếu không thực hiện chế độ ăn bệnh lý nghiêm ngặt sẽ làm bệnh ĐTĐ nặng hơn, gây nhiều biến chứng các cơ quan khác như: Suy thận, tăng huyết áp, suy tim…

nguyen-tac-an-uong-cho-nguoi-benh-1Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều rau, quả.

Lựa chọn thực phẩm an toàn cho đường huyết

Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ làm tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Chỉ số đường huyết được xem là một chỉ tiêu có lợi để chọn thực phẩm, là tiêu chí quan trọng để lựa chọn thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường. Các loại glucid phức hợp mà thành phần có nhiều tinh bột thì chỉ số đường huyết cao. Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có chỉ số đường huyết thấp. Người bệnh nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.

Dựa vào thành phần dinh dưỡng thực phẩm thông dụng để chọn thức ăn cho từng bữa và trong từng ngày:

Loại thực phẩm có hàm lượng glucid thấp hơn hoặc bằng 5%: Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ với số lượng vừa phải. Hầu hết các loại rau xanh và một số loại trái cây ít ngọt như: Dưa bở, mận, nho ta, nhót có thể sử dụng không hạn chế.

Loại có hàm lượng glucid từ 10 - 20%: Người bệnh nên ăn hạn chế 3 - 4 lần/tuần với số lượng vừa phải gồm một số hoa quả tương đối ngọt như: Quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, các loại đậu quả: Đậu vàng, đậu hà lan.

nguyen-tac-an-uong-cho-nguoi-benh-2Chất béo thực vật tốt cho người bệnh đái tháo đường.

 

Loại có hàm lượng glucid trên 20%: Cần kiêng hay rất hạn chế sử dụng vì khi ăn vào làm tăng đường huyết gồm các loại bánh ngọt, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều: Mít khô, vải khô, nhãn khô.

Riêng gạo là lương thực ăn hàng ngày thì cần khống chế số lượng từng bữa ít hơn hoặc bằng 70g/bữa chính.

Dùng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp trong chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ có ưu điểm làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh ĐTĐ týp 2.

Nguồn suckhoedoisong.vn

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top