Sử dụng nhiều nước ngọt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ

Ngày đăng: 27/05/2024 - Lượt xem: 580

Theo định nghĩa của Trường Y tế công Harvard T.H. Chan, đồ uống có đường (ớc ngọt) đề cập đến bất kỳ đồ uống nào có thêm đường hoặc chất làm ngọt khác (như xi-rô ngô có hàm lượng đường cao, sucrose, nước ép trái cây cô đặc, soda, coca, nước tăng lực…). Và khi xếp hạng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe thì đồ uống có đường nằm ở cuối danh sách vì chúng cung cấp quá nhiều calo và hầu như không có chất dinh dưỡng nào khác.

Những người uống đồ uống có đường không cảm thấy no như cách họ ăn cùng lượng calo từ thức ăn đặc. Họ cũng không bù đắp được lượng calo cao trong những đồ uống này bằng cách ăn ít thức ăn hơn.

Một lon soda có đường hoặc nước ép trái cây trung bình cung cấp khoảng 150 calo, hầu hết đều đến từ đường bổ sung. Nếu bạn chỉ uống một trong những đồ uống có đường này mỗi ngày và không cắt giảm lượng calo bằng cách khác, ngoài việc tăng cân còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và các bệnh mạn tính khác. Hơn nữa, việc tiêu thụ nhiều đồ uống có đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong sớm.

Uống nước ngọt rõ ràng không có lợi cho sức khỏe nhưng sản phẩm này lại rất phổ biến. Điều cần làm là chúng ta phải biết cách lựa chọn sản phẩm nước ngọt và chú ý lượng tối đa nên tiêu thụ để ngăn ngừa những rủi ro đối với sức khỏe.

Chọn sản phẩm an toàn

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nước ngọt đóng lon hoặc đóng chai. Khi mua các sản phẩm nước ngọt, bạn nên chọn mua tại các cửa hàng, siêu thị uy tín để được đảm bảo về nguồn gốc sản phẩm.

Không nên sử dụng các loại nước ngọt được bày bán ở các hàng quán ven đường, bán rong ở cổng trường để tránh mua phải các loại nước ngọt giả, nước ngọt kém chất lượng. Phần lớn các mặt hàng này thường không rõ nguồn gốc xuất xứ và không được kiểm nghiệm xem trong đó có chứa thành phần độc hại nào không.

Nguy cơ của tất cả thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được bảo quản, chế biến theo tiêu chuẩn đều có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Trên thực tế đã có rất nhiều vụ ngộ độc do trẻ em uống nước ngọt bày bán rong ở cổng trường.

Uống bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia y tế, để bảo vệ sức khỏe, cách tốt nhất nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có đường (tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do,  bao gồm nước ngọt không chứa cồn có gas và không có gas, nước ép trái cây/rau củ, nước tăng lực, đồ uống thể thao, trà, cà phê uống liền, ...). Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ đồ uống có đường. Với trẻ em và trẻ vị thành niên, lượng tiêu thụ nên dưới  235 ml đồ uống có đường trong một tuần theo Hiệp hội tim mạch Mỹ.

Khi chúng ta uống một lon nước ngọt 300ml thôi cũng đã đủ nhu cầu về lượng đường tự do (đường đơn, đường đôi) trong cả ngày, chưa kể mỗi ngày chúng ta còn ăn uống các loại thực phẩm chứa đường khác khiến lượng đường tự do thực tiêu thụ sẽ tăng lên rất nhiều.

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top