Một số người nên chú ý tránh ăn thịt lợn

Ngày đăng: 09/09/2024 - Lượt xem: 287

Thịt lợn là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên có một số người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn ảnh hưởng khi đang có bệnh.

Thịt lợn là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định và là nguồn protein chất lượng cao. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, thịt lợn có thể bổ sung tốt cho chế  ànhmạnheo đó, về giá trị dinh dưỡng, 100g thịt lợn nấu chín chứa 297g calo, 26g chất đạm, 21g chất béo, không có chất xơ, đường, carbohydrates. Thịt lợn là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin B1, B3, B6, B12, sắt, kẽm, phốt pho, selen.

Vitamin B1 cần thiết cho một loạt các chức năng của cơ thể, hàm lượng B1 trong thịt lợn cao hơn các loại thịt đỏ khác như thịt bò và cừu. Vitamin B6 và B12 tốt cho sự hình thành tế bào máu và chức năng của não.

Theo Webmd, tịt lợn còn là nguồn cung cấp sắt được hệ tiêu hóa của con người hấp thụ rất dễ dàng. Trong khi đó, selen hỗ trợ chức năng tuyến giáp, 170g thịt lợn có đủ lượng selen khuyến nghị hằng ngày.

Giống như hầu hết các loại thực phẩm động vật, thịt lợn là một nguồn protein chất lượng cao tuyệt vời. Protein chất lượng cao trong thịt lợn là các axit amin hoàn chỉnh, giúp tạo cơ bắp mới. Khi già đi, chúng ta mất khối lượng cơ, điều này có thể dẫn đến các tình trạng như thiểu cơ - thoái hóa cơ nghiêm trọng.

Hấp thụ protein có trong thịt lợn có thể làm chậm hoặc đảo ngược tình trạng thiểu cơ. Thói quen ăn uống này có khả năng duy trì các mô cơ khỏe mạnh mà bạn đang có.

Bên cạnh việc giàu protein chất lượng cao, thịt lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh có lợi cho cơ bắp của bạn. Chúng bao gồm taurine, creatin, và beta-alanine .

Beta-alanine là một axit amin mà cơ thể bạn sử dụng để sản xuất Carnosine, rất quan trọng đối với chức năng cơ bắp. Trên thực tế, mức độ cao của Carnosine trong cơ bắp của con người có liên quan đến việc giảm mệt mỏi và cải thiện hiệu suất thể chất.

Tuy nhiên, ăn thịt lợn cũng để lại những tác hại, đặc biệt khi bạn tiêu thụ nhiều. Thịt lợn giàu một số vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng nhưng cũng có thể chứa nhiều natri và chất béo bão hòa, hai yếu tố nên tránh trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Nếu đang ăn kiêng ít natri do lo ngại về sức khỏe tim mạch và/hoặc tránh chất béo bão hòa, bạn nên tiêu thụ các loại thịt nạc, ít qua chế biến nhất có thể.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn như thịt xông khói có chứa sulfat hoặc sulfit, chất bảo quản hóa học mà bạn nên hạn chế hết mức.

Đặc biệt, có những người không nên ăn hoặc phải hạn chế ăn thịt lợn để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe:

Người mắc bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong máu. Axit uric được hình thành khi cơ thể phân hủy purine, một chất có trong nhiều loại thực phẩm. Thịt lợn, đặc biệt là nội tạng động vật, chứa hàm lượng purine cao. Khi ăn nhiều thịt lợn, lượng axit uric trong máu tăng lên, làm tăng nguy cơ bệnh gút bùng phát, gây đau đớn và sưng tấy các khớp. Người bệnh gout nên hạn chế ăn thịt lợn, đặc biệt là các loại thịt đỏ và nội tạng động vật.

Người mắc bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, khiến cholesterol và triglyceride trong máu tăng cao. Thịt lợn, đặc biệt là phần mỡ, chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Tiêu thụ quá nhiều thịt lợn có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Người bệnh mỡ máu nên hạn chế ăn thịt lợn mỡ, thay vào đó nên chọn thịt nạc và chế biến bằng các phương pháp luộc, hấp, hạn chế chiên xào. Nên tăng cường ăn cá, rau củ quả và các loại hạt giàu chất béo không bão hòa.

Người bị sỏi thận

Sỏi thận hình thành khi các chất khoáng trong nước tiểu kết tinh lại. Thịt lợn chứa nhiều protein, khi tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, một trong những nguyên nhân gây sỏi thận. Người bị sỏi thận nên hạn chế ăn thịt lợn, đặc biệt là nội tạng động vật. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để giúp ngăn ngừa sỏi thận.

Người thừa cân, béo phì

Thịt lợn, đặc biệt là phần mỡ, chứa nhiều calo và chất béo. Ăn quá nhiều thịt lợn, đặc biệt là thịt mỡ, có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch.

Người béo phì, thừa cân nên hạn chế ăn thịt lợn mỡ, thay vào đó nên chọn thịt nạc và chế biến bằng các phương pháp lành mạnh như luộc, hấp. Nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng.

Người cao huyết áp

Thịt lợn, đặc biệt là các phần mỡ, chứa lượng lớn chất béo bão hòa. Đối với người bệnh huyết áp cao, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên hạn chế ăn thịt đỏ, đặc biệt là các phần có nhiều mỡ, thay vào đó là các loại thịt trắng như thịt gà không da, cá.

Người mắc bệnh tim mạch

Do thịt lợn có thành phần đạm cao nên người bị tim mạch không nên ăn thịt lợn. Việc hấp thu quá nhiều chất sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch tai biến nhồi máu cơ tim đột quỵ. Người bị tim mạch cũng không nên ăn quá 50-70 gam/bữa.

Bên cạnh đó, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giàu rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt cũng rất quan trọng.

Thông tin trên các bạn có thể hữu ích cho các bạn cân nhắc sử dụng thực phẩm là thịt lợn trong các bữa ăn hợp lý phù hợp với bản thân.

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,587,807
Trong tháng
619,757
Hôm nay
65,971
Đang Online
668