Hệ lụy của thiếu dinh dưỡng
Nếu người mẹ suy dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai. Thiếu hụt chất dinh dưỡng khi mới mang thai (đặc biệt là thiếu hụt vitamin B và choline) thường dẫn đến các khuyết tật ống thần kinh, các tật nứt đốt sống và thiếu não là phổ biến nhất.
Nứt đốt sống xảy ra khi các ống thần kinh không đóng đúng cách, dẫn đến thiệt hại của tủy sống và gây tê liệt. Thiếu não nghiêm trọng hơn và xuất hiện khi nhiều phần của não không phát triển. Các bé mắc bệnh này thường là chết non hoặc chết ngay sau khi sinh.
Vì thế, duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh trước và khi mang thai là điều rất quan trọng. Các loại thực phẩm khuyến khích thai nhi phát triển bộ não cũng cần thiết.
Đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho cả mẹ và con khỏe mạnh. |
Từ những tháng đầu trong thai kỳ, bà mẹ cần ăn, uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, kiêng chất kích thích, thuốc lá, rượu hay ăn uống thiên lệch. Theo các bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ nên chú trọng bổ sung dưỡng chất thông qua việc uống sữa dành riêng cho phụ nữ mang thai hàng ngày. Các giai đoạn phát triển tiếp theo của thai nhi thì các vi chất vẫn hết sức quan trọng và phải được bổ sung thường xuyên thông qua nguồn dinh dưỡng hợp lý. Bà bầu cần phải kiểm soát chặt chẽ sự tăng, giảm cân cũng như sự phát triển của thai nhi nhằm bảo đảm không thừa mà cũng không thiếu lượng vi chất, dưỡng chất cần thiết. Hãy luôn tham khảo tư vấn của bác sĩ sản khoa và bảo đảm cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé. Hãy vì sức khỏe của mẹ và bé!
Cần bổ sung những thực phẩm nào cho bà mẹ mang thai?
Bà mẹ mang thai cần một chế độ dinh dưỡng thật hợp lí và cân đối, đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Các loại dinh dưỡng sau cần thiết cho mẹ và bé:
Protein: chứa nhiều trong thịt gà, trứng, sữa, cá… Protein có vai trò cấu thành nên cơ thể thai nhi, ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi.
Chất béo: Cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể thai phụ, có nhiều trong lạc, vừng, dầu, mỡ…
Axit folic: có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, đậu lăng, các loại rau như súp lơ, cà chua, các loại trái cây như bơ, cam. Ngoài ra, nó còn có nhiều trong vừng, lạc, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ, cà chua, cam, bưởi… Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng cho bạn thai kỳ khỏe mạnh.
Kali: có nhiều trong chuối, cam, dưa hấu, lê, cà rốt, gan lợn, lưỡi lợn, cật, thịt bò…, giúp ổn định tim mạch, phòng chống tăng huyết áp, tốt cho thai phụ bị tăng huyết áp.
Kẽm: có nhiều trong sò, củ cải, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn, thịt bò, khoai lang, đậu phộng… giúp giảm nguy cơ sẩy thai, đẻ khó và thai chết lưu cho mẹ bầu.
Magie: chứa nhiều trong lúa mì, đậu các loại, thịt, hải sản, các sản phẩm từ sữa bò, sôcôla, hạt dẻ, dưa hấu, chè, cà phê, đậu nành, bắp cải xanh, bắp cải tím, vừng cũng chứa nhiều magie; giúp giảm hiện tượng chuột rút khi mang thai, tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Sắt: có nhiều trong thịt đỏ, thịt bò, thịt gà, trứng, sò, trai, mộc nhĩ, nấm hương… Phụ nữ mang thai cần gấp đôi lượng sắt so với những phụ nữ khác để sản xuất đủ hemoglobin, làm gia tăng máu; Là thành phần không thể thiếu trong việc sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.
Ngoài ra còn có các vitamin A,B,C,D… Các vitamin giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chống loãng xương, tránh việc còi xương ở trẻ, hạn chế tình trạng xuất huyết ở mẹ bầu… Các vitamin chứa nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi.
Canxi: nguồn cung cấp canxi phong phú là sữa, sữa chua, cá hồi…Phụ nữ mang thai nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam để tăng cường khả năng hấp thụ canxi. Bà bầu bổ sung đủ canxi sẽ giúp thai nhi hình thành và phát triển xương tốt hơn cũng như hỗ trợ vào sự phát triển hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của em bé.
Theo: suckhoedoisong.vn
Bình luận