Huyện Sa Thầy: Hội thảo công tác bán trú và an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học

Ngày đăng: 22/09/2014 - Lượt xem: 2088

Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể trường học làm 291 học sinh bị ngộ độc thực phẩm (năm 2012 xảy ra 1 vụ làm 243 người mắc và năm 2014 xảy ra 1 vụ làm 48 người mắc).

Trước tình hình đó, ngày 17/9/2014 được sự thống nhất của UBND, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy tổ chức Hội thảo công tác bán trú và an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học năm 2014 - 2015 nhằm mục đích đánh giá những tồn tại, yếu kém, cũng như những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm và đề ra các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu tối đa ngộ độc thực phẩm xảy ra trong các trường học có bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện.

Đến dự và chủ trì hội thảo có đồng chí Hồ Thị Mai Châu, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy; đồng chí Hoàng Chí Trung, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; đồng chí Bùi Xuân Thành, Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế; đồng chí Văn Trọng Lưu, Phó trưởng phòng Giáo dục dân tộc - Sở Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo Phòng Y tế, Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm huyện, cán bộ phụ trách công tác bán trú Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy và Ban Giám hiệu 32 trường học có tổ chức bếp ăn tập thể bán trú và phóng viên đài phát thanh - Truyền hình huyện Sa Thầy cũng đến dự và đưa tin.

Đ/c Hoàng Chí Trung, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP

phát biểu ý kiến tại Hội thảo (Ảnh: Nguyễn Luận)

Hội thảo là dịp để đánh giá công tác tổ chức bán trú và đảm bảo an toàn thực phẩm tại trường học trên địa bàn huyện, là dịp để Ban giám hiệu các trường có bếp ăn tập thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác tổ chức bếp ăn tập thể; đồng thời đề ra các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể trường học trong thời gian tới.

Các đại biểu đã tham gia thảo luận sôi nổi và đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như:

Đầu tư kinh phí xây dựng và nâng cấp nhà bếp, phòng ăn đảm bảo điều kiện ATTP theo quy định;Hỗ trợ kinh phí để nhà trường hợp đồng với người cấp dưỡng, kinh phí khám sức khoẻ định kỳ, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, về dinh dưỡng và xét nghiệm nguồn nước ...

Đầu tư trang thiết bị như: Bàn ghế, tủ đựng thức ăn, tủ lưu lưu mẫu thực phẩm, xoong nồi, thiết bị phòng chống côn trùng gây hại như chuột, gián, ruồi ...;

Nguồn nước dùng để uống và chế biến thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chí về hóa học và vi sinh theo quy định của Bộ Y tế và được xét nghiệm định kỳ theo quy định. Nguyên liệu chế biến thực phẩm phải có nguồn gốc xuất sứ, có nhãn mác theo quy định, còn hạn sử dụng và được bảo quản theo quy định; thực phẩm phải tươi sống, không bị ôi, ươn, biến đổi màu sắc và phải lập sổ theo dõi, kiểm soát hàng ngày trước khi chế biến.Người trực tiếp cung cấp và chế biến thực phẩm phải được khám sức khỏe định kỳ, được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, ý thức vệ sinh cá nhân tốt và có ý thức trách nhiệm cao trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ các cháu học sinh...

Quang cảnh Hội thảo (Ảnh: Nguyễn Luận)

Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng chí Hồ Thị Mai Châu đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sa Thầy kết luận và đề nghị Ban giám hiệu các trường có điều kiện tiếp tục tổ chức bếp ăn tập thể tại trường để duy trì sĩ số học sinh đến lớp. Riêng các trường chưa đáp ứng các điều kiện và hiện tại không thể tổ chức bếp ăn tập thể tại trường được thì Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu UBND huyện hỗ trợ kinh phí để xây dựng bếp ăn và phòng ăn cũng như mua sắm trang thiết bị... để tổ chức tổ chức bếp ăn tập thể trong thời gian tới./. 

Nguồn: Chi cục ATVSTP tỉnh Kon Tum

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top