LÀO CAI: UBND TỈNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Ngày đăng: 17/11/2024 - Lượt xem: 500

           Ngày 15/11/2024, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 45/2024/QĐ-UBND ban hành quy định quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Lào Cai, có hiệu lực từ 01/12/2024, đồng thời thay thế Quyết định số 33/2020/QĐ-UBND ngày 09/12/2024 của UBND tỉnh quy định phân công, phân cấp và phối hợp quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

          Theo đó, việc phân công, phân cấp trách nhiệm QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Lào Cai được giao cho 03 sở Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND cấp huyện, cấp xã.

           Đoàn kiểm tra UBND tỉnh kiểm tra công tác QLNN về ATTP tại huyện Bảo Thắng

            UBND tỉnh giao Sở Y tế thường trực Tiểu ban An toàn thực phẩm thuộc Ban chỉ đạo Y tế - Dân số tỉnh Lào Cai; chủ trì tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế trên cơ sở giám sát và tổng hợp báo cáo của các sở, ngành, UBND cấp huyện; đồng thời quản lý nhà nước về ATTP đối với các sản phẩm nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm (trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm; quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng cấp trung ương và cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các bệnh viện tuyến tỉnh, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh do cơ quan chức năng cấp huyện cấp nhưng có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/ một lần phục vụ trở lên; bếp ăn tập thể, căng tin của các tổ chức có Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập/giấy phép hoạt động do cơ quan chức năng cấp trung ương và cấp tỉnh cấp; bếp ăn tập thể, căng tin trong các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.

         Phối hợp liên ngành trong công tác kiểm tra cơ sở thực phẩm các đợt cao điểm

            Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản và muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, thu hái, đánh bắt nông, lâm, thủy sản và sản xuất muối; cơ sở sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các thực phẩm khác được quy định tại phụ lục III, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên có sản phẩm thuộc ngành Nông nghiệp quản lý có sản lượng lớn nhất; cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên tự chọn ngành Nông nghiệp quản lý; khu vực và trung tâm logistics nông sản, chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản trên địa bàn tỉnh.

           Sở Công Thương Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm: Bia; rượu, cồn và đồ uống có cồn (không bao gồm sản phẩm rượu bổ do ngành Y tế quản lý); nước giải khát (không bao gồm nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai do ngành Y tế quản lý); sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh mứt kẹo (không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý); dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; quản lý các cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên có sản phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý có sản lượng lớn nhất, cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh hỗn hợp nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên (trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản), cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên tự chọn ngành Công Thương quản lý; quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong trung tâm thương mại (trừ các cơ sở do ngành y tế quản lý), siêu thị, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối thực phẩm.  

Phối hợp liên ngành trong điều tra NĐTP

             UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn; chủ động tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn; tổ chức điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm cấp huyện, cấp xã. UBND cấp huyện quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/một lần phục vụ; bếp ăn tập thể các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; bếp ăn tập thể trong các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non có quy mô từ 50 suất ăn/một lần phục vụ trở lên; các cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; quản lý các tổ hợp tác xã, Hợp tác xã…sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Công Thương do UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký; các chợ hạng 01 trên địa bàn. UBND cấp xã quản lý an toàn thực phẩm đối với: Kinh doanh thức ăn đường phố; bếp ăn tập thể trong các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non có quy mô dưới 50 suất ăn/ một lần phục vụ; tổ chức quản lý, ký cam kết, xác nhận bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; các chợ hạng 02, hạng 03.

           Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh. Khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, UBND cấp huyện, UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục trong phạm vi địa phương; trừ các vụ việc xảy ra tại cơ sở dịch vụ ăn uống do Sở Y tế quản lý hoặc vụ việc có ít nhất 01 người tử vong thì Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cấp, các cơ quan liên quan triển khai các biện pháp xử lý, khắc phục.

      Sau khi Quyết định có hiệu lực thi hành, các Sở Y tế, Công Thương, Nông nghiệp sẽ ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị tuyến huyện tham mưu, triển khai thực hiên các nội dung theo lĩnh vực phụ trách đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong toàn tỉnh.

Chi Cục ATVSTP Lào Cai

Bình luận

Tin cùng mục

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top