Ngày 9/4/2021, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm với chủ đề “Đảm bảo ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”.
Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh và các thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo UBND của 10 huyện/thành phố, thành viên tổ giúp việc của Ban chỉ đạo.
Đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh phát biểu chỉ đạo
Trước đó ngày 24/3/2021, UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2021 đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh ATTP của tỉnh và tổ giúp việc của Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Hoàng Tiến Cường, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2020 và quý I năm 2021, đồng chí Khương Thành Vinh-Phó Giám đốc phụ trách sở Y tế báo cáo kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh năm 2021.
Đồng chí Khương Thành Vinh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế trình bày Kế hoạch triển khai tháng hành động an toàn thực phẩm 2021
Tham luận của các ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Quản lý Thị trường; Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản; Đài Phát thanh và Truyền hình…đã làm rõ thêm kết quả đạt được cũng như những khó khăn, thách thức trong công tác an toàn thực phẩm giai đoạn vừa qua. Các ý kiến phát biểu đồng thời cũng đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong tháng hành động và cả năm 2021 đặc biệt với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi mà trong năm 2021 tỉnh Nam Định sẽ tổ chức sơ kết 5 năm đón nhận bằng Unesco ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.….., Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2021, Seagame 31…
Kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2020 và tháng cao điểm Tết 2021 dù bị ảnh hưởng của dịch Covid 19, đồng thời chỉ rõ những điểm bất cập trong công tác đảm bảo ATTP, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vẫn còn hạn chế trong công tác kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở có vi phạm nhưng xử lý còn yếu, trách nhiệm tham gia giám sát hoạt động ATTP của một vài ngành chưa cao.
Đồng chí Đỗ Văn Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản tham luận tại Hội nghị
Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch yêu cầu các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
Các huyện, các ngành ngoài việc thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên cần chủ động triển khai công tác an toàn thực phẩm.
Làm tốt công tác tuyên truyền cho các nhóm đối tượng, đặc biệt chú trọng bữa ăn đông người như bếp ăn tập thể, đám hiếu, hỉ…
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thành viên ban chỉ đạo tuyến huyện, xã và công chức xã quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo các chuyên đề về An toàn thực phẩm.
Các địa phương, đơn vị cần chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì ATTP năm 2021 phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm của địa phương, đơn vị và tình hình dịch bệnh trên địa bàn. UBND tỉnh, các huyện, thành phố tổ chức hội nghị hoặc hình thức khác để phổ biến công tác triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2021.
Đồng chí Hoàng Tiến Cường, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP báo cáo tại hội nghị
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Trong tháng hành động, tuyến tỉnh thành lập 3 đoàn thanh tra liên ngành của do các sở Y tế; Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Công Thương làm trưởng đoàn, phối hợp với đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của Trung ương trong công tác thanh tra, kiểm tra tại địa bàn tỉnh tất cả 10 huyện, thành phố và 226 xã, phường, thị trấn thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao, một số thực phẩm thiết yếu như thực phẩm tươi sống (rau, thịt, thủy sản, hải sản), rượu, thực phẩm chín ăn ngay ... và quảng cáo thực phẩm. Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm đặc biệt là hành vi sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Phải kiên quyết công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về ATTP trên các trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật. Đối với bếp ăn tại các khu công nghiệp và trường học cần tăng cường kiểm soát bữa ăn để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm. Các ngành QLTT, Công An thực hiện kiểm tra chất cấm, chất thải, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc.
Bình luận