Đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có trên 300 đại biểu, gồm cácđồng chí là thành viên ban chỉ đạo về VSATTP tỉnh, Lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND của 10 huyện, thành phố, lãnh đạo và chuyên viên các phòng Y tế, Trung tâm Y tế tuyến huyện và 225/229 công chức xã, phường, thị trấn.
Đồng chí Bùi Thị Minh Thu, Tỉnh ủy viên-Giám đốc sở Y tế khai mạc Hội nghị.
Sau phát biểu khai mạccủa đồng chí Bùi Thị Minh Thu, Tỉnh ủy viên-Giám đốc sở Y tế, hội nghị được nghe công bố và triển khai văn bản số 199/UBND-VP7 ngày 20/6/2018 của UBND Tỉnh Nam Định về phân công công chức xã Văn hóa-Xã hội theo dõi công tác ATTP. Theo báo cáo tổng hợp từ 10 huyện/thành phố, tất cả các huyện có văn bản phân công 225/229 người (4 xã chưa có: Yên Mỹ, Yên Thắng, Xuân Phú, thị trấn Mỹ Lộc), trong đó: nam là 185 (82,2%); nữ có 40 (17,8%). Độ tuổi: dưới 30là 20 người (8,9%); từ30-40là 86 người (38,2%); từ 41-50là 43 người (19,1%); trên 50tuổi là 76 người (37,8%). Về trình độ: Trung cấp có 26 người (56%); Cao đẳng là 6 người (2,7%) và Đại học có 93 người (41,3%). Vềnghiệp vụ chuyên môn:Lĩnh vực Văn hóacó 140 người (62,2%); lĩnh vực luật có 24 người (10,7%); lĩnh vực Quản lý Hành chính có 18 người (8%); lĩnh vực kinh tế có 7 người (3,1%) và các lĩnh vực khác có 36 người (16%).
Đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,
Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh chỉ đạo hội nghị
Hội nghị vinh dự được đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh phát biểu chỉ đạo. Đồng chí đánh giá cao việc chủ động vào cuộc của ngành Y tế đã tham mưu để UBND tỉnh phân công ở tuyến xã, phường, thị trấn có 1 cán bộ công chức thực hiện công tác an toàn thực phẩm, nhiệm vụ trước đây các xã thường giao cho trạm y tế kiêm nhiệm.
Việc phân công công chức Văn hóa - Xã hội thực hiện nhiệm vụ theo dõi công tác an toàn thực phẩm không làm tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã được giao theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; đây là nhiệm vụ được giao thêm cho công chức, không làm tăng ngân sách chi trả phụ cấp cho công chức.
Có 5 nhiệm vụ của công chức cấp xã theo dõi công tác ATTP như sau:
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn theo phân cấp, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp xã về công tác ATTP trên địa bàn quản lý.
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp xã, trưởng ban chỉ đạo liên ngành về ATTP cấp xã ban hành các văn bản, quyết định, kế hoạch về công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với trạm Y tế tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn.
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp xã thành lập đoàn kiểm tra ATTP; tham gia đoàn kiểm tra ATTP và tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã xử lý vi phạm pháp luật về ATTP theo thẩm quyền.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về công tác đảm bảo ATTP theo quy định.
Đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh yêu cầu các sở Y tế, Nông nghiệp & PTNT, Công thương cử cán bộ có kinh nghiệm tham gia tập huấn cho đối tượng công chức xã, đồng thời có kế hoạch soạn tài liệu như là sổ công tác ATTP cho tuyến xã theo hướng cầm tay chỉ việc.
Phát biểu thảo luận từ ngành Nông nghiệp & PTNT, các địa phương, đặc biệt từ đại diện công chức xã nhận nhiệm vụ thể hiện sự quyết tâm thực hiện tốt công tác ATTP ở cơ sở xã, phường, thị trấn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tỉnh giao.
Thời gian còn lại, các đồng chí công chức xã thực hiện nhiệm vụ ATTP được nghe Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc 3 sở Y tế, Nông nghiệp & PTNT, Công thương triển khai các nội dung:
Vai trò của công tác đảm bảo ATTP; thực trạng và giải pháp cho ATTP hiện nay; Công tác quản lý nhà nước về ATTP của ngành Y tế; Công tác quản lý nhà nước về ATTP của ngành Nông nghiệp & phát triển nông thôn; Công tác quản lý nhà nước về ATTP của ngành Công thương; Hướng dẫn quy trình công tác kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP; Hướng dẫn công tác truyền thông ATTP; Triển khai các đợt cao điểm ATTP; công tác thống kê báo cáo ...
Kết thúc thời gian tập huấn, các học viên được cấp Giấy chứng nhận Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm do Sở Y tế phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Sở Công thương tỉnh Nam Định tổ chức tại thành phố Nam Định từ ngày 22/8/2018 đến ngày 23/8/2018.
Trao Giấy chứng nhận Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về ATTPcho học viên
Hy vọng từ nay, với đội ngũ công chức cấp xã tham gia làm công tác an toàn thực phẩm sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Liên ngành Vệ sinh An toàn thực phẩm tuyến cơ sở xã, phường, thị trấn thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh Nam Định.
Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định
Bình luận