Tại Nghệ An, “Tháng hành đông vì an toàn thực phẩm” năm 2018 với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm” đã được UBND tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức triển khai và phát động vào ngày 12/4/2018 với sự tham gia của các đồng chí Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các huyện, thị xã, thành phố Vinh;Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cùng tham dự.
Qua một tháng triển khai, kết quả các hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực. Về công tác truyền thông: Tổ chức tập huấn được 69 lớp với 4.888 người tham gia; 262 buổi nói chuyện với 21.347 lượt người; Tổ chức 11 hội nghị, hội thảo với 636 người tham gia; in 740 tờ rơi, tờ gấp; in sao và cấp phát 965 tuyên truyền; treo 734 băng rôn trên địa bàn toàn tỉnh.Về công tác thanh tra, kiểm tra đã thành lập và tổ chức497 đoàn; Trong đó tuyến tỉnh 04 đoàn; tuyến huyện: 28 đoàn; tuyến xã: 465 đoàn.Tổng số loại hình cơ sở thực phẩm được thanh kiểm tra: 8312(chiếm 55,3% tổng số cơ sở thực phẩm toàn tỉnh); số cơ sở đạt 6411 (77,13%). Trong 8312 cơ sở được thanh tra, kiểm tra có 1901cơ sở vi phạm (22,87%);số cơ sở vi phạm bị xử lý: 831 (10%); Số cơ sở bị phạt tiền: 525 (6.32%)), với tổng số tiền: 566.075.000đ.Các nội dung vi phạm chủ yếu là: Điều kiện về con người: 330/8312 (3,97%); Điều kiện, trang thiết bị dụng cụ: 580/8312 (6,98%); Chất lượng sản phẩm thực phẩm: 461/6318 (7,30%); Ghi nhãn thực phẩm: 18/8312 (0,22%);Công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP: 84/8312 (1,01%); Vi phạm khác (thủ tục hành chính...): 428/8312 (5,15%). Tổng số mẫu xét nghiệm: 545; số mẫu không đạt: 138 (25,32%); Trong đó: xét nghiệm nhanh có số mẫu không đạt: 136/499 (27,25%); vi sinh có số mẫu không đạt: 02/23 ( 8,70%).
Kết quả:
(1) Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An đã được kiện toàn kịp thời, có sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh, đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn, kế hoạch của Trung ương;
(2) Các thành viên Ban Chỉ đạo đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ theo phân công. Công tác phối hợp được duy trì tốt giữa các ngành, đặc biệt là trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý các vụ việc mất an toàn thực phẩm;
(3) Đã kiên quyết xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được thanh tra, kiểm tra;
(4) Triển khai và thực hiện tốt các hoạt động của “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” tỉnh Nghệ An năm 2018, được Đoàn Kiểm tra liên ngành Trung ương đánh giá cao. Như vây, thông qua công tác chỉ đạo, lãnh đạo của UBND tỉnh và công tác truyền thông trong “Tháng hành động” nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng đã được nâng cao.
Về một số tồn tại, đồng chí cũng đã thẳng thắn đánh giá:
(1) Mặc dù các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm đã được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng;
(2) Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm tuy được nâng cao nhưng vẫn còn một số cơ sở vì lợi nhuận trước mắt đã vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
(3) Một số ngành, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã xử lý các vi phạm trong việc chấp hành quy định an toàn thực phẩm chưa thực sự quyết liệt, vẫn còn tình trạng nể nang, bỏ sót hoặc do hạn chế về trình độ chuyên môn nên không đủ năng lực tham mưu xử lý.
Hoạt động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” là điểm nhấn và tạo đà thúc đẩy các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian tiếp theo. Thông qua kết quả hoạt động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2018, một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đó là: Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, đơn vị, đặc biệt là vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị trong công tác chỉ đạo quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng (tăng cường về số lượng, đa dạng hình thức, chi tiết về nội dung, mở rộng phạm vi tuyên truyền); Đặc biệt đẩy mạnh truyền thông về việc các tổ chức, cá nhân tự giác chấp hành các quy định của nhà nước trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm và phát hiện, tố giác các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các địa phương, đơn vị; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các đồng chí làm công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là tuyến huyện, tuyến xã.
Chi cục ATVSTP Nghệ An
Bình luận