Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có BSCKII Nguyễn Hoàng Các, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, BSCKI Âu Hiền Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các đại biểu từ Phòng Y tế, Trung tâm Y tế của 11 huyện, thị xã, thành phố cùng với các phòng chức năng của Chi cục.
Trong sáu tháng đầu năm 2018, được sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các tuyến, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng nên công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã đạt được những kết quả tích cực. Chi cục ATVSTP, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế tuyến huyện đã xây dựng kế hoạch, triển khai công tác thông tin, truyền thông trong các đợt Tết Nguyên đán, Tháng hành động, các dịp lễ, tết…của đồng bào dân tộc;
Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra trong các đợt định kỳ, đột xuất của tuyến tỉnh là 191 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính là 14 cơ sở, số tiền là 33.000.000 đồng.
Riêng tuyến huyện đã thực hiện kiểm tra liên ngành và định kỳ được 3.564 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Qua kiểm tra xử phạt 08 cơ sở vi phạm, với tổng số tiền 16.250.000 đồng.
Trong thực hiện các thủ tục hành chính: Cấp 105 giấy chứng nhận đủ điều kiện, ký cam kết 188 giấy, tiếp nhận 143 hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Đặc biệt trong sáu tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh không có xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác cấp các loại Giấy về an toàn thực phẩm còn chậm tại tuyến huyện; cán bộ phụ trách công tác an toàn thực phẩm tại tuyến xã thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương.
Ông Nguyễn Hoàng Các, Phó Giám đốc Sở Y tế đã ghi nhận các kết quả đạt được của công tác an toàn thực phẩm trong sáu tháng đầu năm, đồng thời đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các đơn vị Y tế tuyến huyện tiếp tục triển khai thực hiện theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; tăng cường cấp các thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý; tăng cường hoạt động giám sát, hậu kiểm đối với các lĩnh vực thuộc ngành Y tế quản lý; củng cố mạng lưới các bộ chuyên trách về an toàn thực phẩm tại tuyến xã; tổ chức điều tra KAP cho các đối tượng; tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn về điều tra ngộ độc thưc phẩm, test nhanh thực phẩm cho các bộ tuyến huyện, xã và thường xuyên thực hiện các hoạt động truyền thông để ngăn ngừa các vụ ngộ độc lớn xảy ra.
Nguồn: Chi cục ATVSTP Sóc Trăng
Bình luận