THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: TẬP HUẤN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC VÀ 21 QUẬN HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023 (ĐỢT 2)

Ngày đăng: 02/11/2023 - Lượt xem: 304

         Hiện nay, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở Việt Nam được thực hiện theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Sau 6 năm thực hiện, bên cạnh những thuận lợi, cũng có những, khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ của doanh nghiệp cũng như cán bộ quản lý an toàn thực phẩm địa phương. Vì vậy ngày 03/11/2023 Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố đã tổ chức lớp tập huấn công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý Thành phố Thủ Đức và 21 quận huyện và trên địa bàn thành phố năm 2023 nhằm cập nhật kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cũng như trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

          Tham dự buổi tập huấn có Ông Lê Minh Hải - Phó Trưởng Ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm; Lãnh đạo các phòng chuyên môn Ban Quản lý An toàn thực phẩm và 77 cán bộ phòng Y tế, phòng Kinh tế và Trung tâm Y tế phụ trách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện.

          Khai mạc buổi tập huấn Ông Lê Minh Hải phát biểu: có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, chúng ta cần trao đổi để cùng tháo gỡ, giải quyết. Những nội dung nào vượt quá chức năng, Ban không giải quyết, hướng dẫn được thì sẽ xin ý kiến cơ quan cấp trên và sẽ có hướng dẫn chung để thực hiện.

Ông Lê Minh Hải Phó Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm  phát biểu khai mạc

 

          Theo Ông Lê Huỳnh Long, Trưởng phòng Cấp phép, từ đầu năm 2023 có không dưới 50 hồ sơ liên quan đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe lẽ ra phải đăng ký bản công bố tại Cục an toàn thực phẩm nhưng doanh nghiệp vẫn thực hiện “tự công bố” là chưa đúng quy định. Trong việc cấp phép có phát sinh vấn đề hộ kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh. Ban đã xin ý kiến các cơ quan chức năng liên quan và đã được phản hồi. Nội dung này cũng đã thông tin đến các đơn vị quận, huyện và thành phố Thủ Đức.

          Ông Trương Thành Công - Phó trưởng phòng Cấp phép hướng dẫn các vấn đề liên quan đến thủ tục Tự công bố. Theo ông Công thực hiện theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP là một điểm mới thuận lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên nó vẫn có những rủi ro. Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã phải xử lý một số trường hợp liên quan đến hợp chất phụ gia thực phẩm. Có những chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến không tìm thấy trong danh mục của Bộ Y tế đưa ra, doanh nghiệp tự xếp vào danh mục nguyên liệu thực phẩm và thực hiện tự công bố sản phẩm. Theo quy định của thủ tục tự công bố sản phẩm, Ban phải nhận hồ sơ nhưng sau khi rà soát hậu kiểm mới phát hiện đó là chất hỗ trợ chế biến không nằm trong danh mục được phép sử dụng thì lúc đó buộc phải thu hồi. Đây là những bất cập của Nghị định 15/2018/NĐ-CP về công bố và tự công bố sản phẩm thực phẩm vì trách nhiệm của doanh nghiệp là phải tự tìm hiểu trước khi công bố và tự công bố. 

          Đại diện Thanh tra Ông Nguyễn Đình Tú - Phó Trưởng phòng Thanh tra đã trình bày những nội dung thay đổi trong Nghị định 124/2021/NĐCP so với Nghị định 115/2018/NĐ-CP như : hành vi bảo quản thực phẩm sống – chín, hành vi sử dụng cống rảnh thoát nước - ứ đọng, hành vi không có dụng cụ thu gom rác thải – chứa đựng rác thải đảm bảo vệ sinh, hành vi sử dụng người lao động không có chứng nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm hay có bệnh lây qua đường ăn uống mà tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hết hạn; Hướng dẫn Quy trình xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc; Hướng dẫn Quy trình thu hồi, xử lý sau thu hồi các sản phẩm vi phạm quy định an toàn theo quy định từng Bộ - Ngành; Hướng dẫn báo cáo kết quả sau thu hồi và mức xử phạt. Giới thiệu hệ thống quản lý mã hóa các thông tin truy xuất nguồn gốc tra cứu sản phẩm hàng hóa, chỉ ra những văn bản pháp luật áp dụng liên quan, thông báo cập nhật Thông tư 17/2023/TT-BYT (hiệu lực thi hành ngày 09/11/2023) sửa đổi bổ sung phần 7 Quyết định 46/2007/QĐ-BYT; đồng thời cũng chia sẻ một số tình huống vi phạm hành chính thường gặp đến người tham dự buổi tập huấn.

          Một số câu hỏi liên quan đến quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm và thủ tục nộp hồ sơ của cán bộ quản lý quận 10 và huyện Cần giờ đã được lãnh đạo các phòng ban chuyên môn giải đáp cặn kẽ.

          Buổi tập huấn kết thúc với sự thống nhất chung những vấn đề đưa ra thảo luận. Các nội dung thiết thực sát với tình hình thực tế về kiểm tra an toàn thực phẩm của Thành phố thời gian gần đây, giúp ích cho các cán bộ quận, huyện và thành phố Thủ Đức phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận

Tin cùng mục

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top