Trong năm 2023 và đầu năm 2024 trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng liên quan trực tiếp đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố. Thực hiện Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 và Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng ngừa và xử lý ngộ độc thực phẩm; Công văn số 386/UBND-VP6 ngày 06/5/2024 của UBND tỉnh về việc ngăn ngừa, xử lý NĐTP; công văn số 1070/SYT-ATTP ngày 13/5/2024 về triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm. Từ ngày 13/8 đến ngày 23/8/2024, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tổ chức 15 tập huấn kiến thức về ATTP cho hơn 1.000 học viên là chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến tại các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Tại các lớp tập huấn, các học viên được phổ biến các nội dung chính của các văn bản quy định hiện hành về an toàn thực phẩm liên quan đến cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố (Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP và một số văn bản liên quan); các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do một số tác nhân gây ra; bên cạnh đó hướng dẫn, định hướng, giải đáp các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm góp phần nâng cao chất lượng đảm bảo ATTP và bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn.
Cũng tại các lớp tập huấn, để duy trì việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ATTP; thực hành đảm bảo ATTP góp phần phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã thống nhất yêu cầu các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tiếp tục triển khai các nội dung sau:
- Thường xuyên tự tiến hành rà soát, đánh giá và khắc phục những tồn tại của cơ sở (nếu có) để đảm bảo việc chấp hành đúng các quy định pháp luật về ATTP tại đơn vị.
- Lựa chọn nguyên liệu, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, rõ ràng. Tuyệt đối không được sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, có nguy cơ mất ATTP để chế biến, kinh doanh thực phẩm; …
- Rút ngắn thời gian từ khi chế biến thức ăn xong tới khi đưa ra phục vụ cán bộ, công nhân ăn uống (tốt nhất là dưới 2h); có biện pháp bảo quản thức ăn phù hợp, đảm bảo an toàn sau khi chế biến.
Các lớp tập huấn đã kết thúc thành công tốt đẹp với phần thảo luận, giải đáp các vấn đề liên quan đến ATTP góp phần nâng cao nhận thức của các đối tượng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn.
(ảnh. Đồng chí Đoàn Ngọc Quý – Chi cục trưởng phát biểu khai mạc và triển khai nội dung tại lớp tập huẩn)
Bình luận