Với người tiêu dùng không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh không đảm bảo an toàn; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc hỏng.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cho biết, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài, tiếp đến là Lễ hội Xuân 2019 diễn ra trên phạm vi cả nước, nhiều lễ hội kéo dài với hàng triệu lượt khách tham dự. Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu… Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu của mình.
Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, từ đầu năm 2018 đến hết tháng 10, cả nước xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.710 ca mắc, trong đó có 15 trường hợp tử vong, chủ yếu do ngộ độc rượu và ngộ độc nấm.
Từ đầu năm đến nay, Cục An toàn thực phẩm đã thu hồi hàng trăm giấy phép, xử phạt gần 6 tỉ đồng đối với 99 doanh nghiệp vi phạm các quy định về An toàn thực phẩm. Tất cả cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm bị xử phạt, Cục An toàn thực phẩm đều công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tăng tính răng đe và để người tiêu dùng biết, không sử dụng các sản phẩm vi phạm.
Bình luận