Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và gây ra rối loạn khác cho sức khỏe. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày (tương đương với 1 thìa cà phê). Tuy nhiên đa số người dân đều tiêu thụ muối gấp đôi so với khuyến cáo, tức là khoảng 10 gam/ngày.
5 gam muối tương đương với bao nhiêu?
• 1 thìa cà phê đầy muối
• 8 gam bột canh (bằng 1,5 thìa cà phê đầy)
• 11 gam hạt nêm (bằng 2 thìa cà phê đầy)
• 25 gam nước mắm (bằng 2,5 thìa ăn cơm)
• 35 gam xì dầu (bằng 3,5 thìa ăn cơm)
• Lượng gia vị mặn trong 1 gói mì ăn liền |
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 gam muối trong một ngày, nghĩa là cao gấp đôi so với khuyến cáo. Số liệu cho thấy hiện nay tại Việt Nam cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu tử vong do tai biến mạch não. Trong năm 2016 ước tính toàn quốc có tới 81.800 trường hợp tử vong do bệnh mạch máu não (chiếm 15% tổng số tử vong trên toàn quốc) và 67.500 trường hợp chết do nhồi máu cơ tim (chiếm 12% số tử vong).
Thói quen sử dụng muối của người Việt Nam
Theo điều tra năm 2015, 89,2% người nấu ăn luôn cho muối, mắm, gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị, chế biến và nấu ăn; 70% thường xuyên trộn, chấm mắm, muối, bột ngọt, nước tương, mì chính và các gia vị có muối khác với thức ăn trong khi ăn (muối trên bàn ăn); 19,5% thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa, cà muối, mỳ ăn kiền, bim bim, lạc rang muối, hạt điều mặn, dưa chuột muối, thịt muối và các loại thịt chế biến khác (xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, giò, chả...).
Mặc dù hầu hết người Việt Nam ăn nhiều muối nhưng chỉ có 16% số người khi được hỏi cho rằng bản thân có ăn mặn.
Thói quen sử dụng muối của người Việt Nam
Theo điều tra năm 2015, 89,2% người nấu ăn luôn cho muối, mắm, gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị, chế biến và nấu ăn; 70% thường xuyên trộn, chấm mắm, muối, bột ngọt, nước tương, mì chính và các gia vị có muối khác với thức ăn trong khi ăn (muối trên bàn ăn); 19,5% thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa, cà muối, mỳ ăn kiền, bim bim, lạc rang muối, hạt điều mặn, dưa chuột muối, thịt muối và các loại thịt chế biến khác (xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, giò, chả...).
Mặc dù hầu hết người Việt Nam ăn nhiều muối nhưng chỉ có 16% số người khi được hỏi cho rằng bản thân có ăn mặn.
Các biện pháp chính để giảm muối
(1) Cho bớt muối: hãy giảm lượng muối và gia vị mặn cho vào khi chế biến thức ăn,
(2) Chấm nhẹ tay: hạn chế sử dụng và hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn,
(3) Giảm ngay đồ mặn: hạn chế lựa chọn hay sử dụng thực phẩm có nhiều muối.
Các chương trình, chính sách về giảm muối tại Việt Nam + Năm 2015, TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025: đề ra chỉ tiêu giảm 30% lượng muối tiêu thụ/người/ngày vào năm 2025. + Năm 2018, TTg phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam đề ra chỉ tiêu giảm mức tiêu thụ muối trung bình còn <7g/người/ngày vào năm 2030. + Năm 2018, Bộ trưởng BYT ban hành Kế hoạch quốc gia Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các BKLN khác, giai đoạn 2018-2025. |
Nguồn: trang Thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng
https://vncdc.gov.vn/
Bình luận