Vitamin K là một loại vitamin quan trọng trong chế độ ăn uống và có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể.
Có hai loại vitamin K là vitamin K1 và vitamin K2. Mặc dù hai loại vitamin này có cấu trúc và chức năng tương tự nhau, nhưng nguồn dinh dưỡng, tỷ lệ hấp thụ và sinh khả dụng của chúng lại khác nhau.
Vitamin K1 chủ yếu được tìm thấy trong thực vật, bao gồm các loại rau lá xanh như rau bina và cải xoăn, dầu thực vật và một số loại trái cây.
Vitamin K2 được tìm thấy trong một số sản phẩm động vật và thực phẩm lên men, như một số loại pho mát, sữa, lòng đỏ trứng, gan động vật, thịt đỏ...
Vai trò của vitamin K với sức khỏe tim mạch
Vitamin K được tìm thấy trong nhiều cơ quan như não, gan, tuyến tụy và xương. Các chức năng nổi bật nhất của vitamin K có liên quan đến sức khỏe của xương và đông máu. Vitamin K rất quan trọng cho quá trình tổng hợp các protein điều chỉnh quá trình đông máu và chuyển hóa xương.
Vitamin K có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giữ cho xương chắc khỏe, ngăn ngừa vôi hóa động mạch và giúp đông máu. Vitamin K có liên quan trực tiếp đến quá trình đông máu và giúp hấp thụ canxi, liên quan đến quá trình tạo mô xương khỏe mạnh. Ngoài 2 lợi ích sức khỏe chính này, vitamin K còn liên quan đến sức khỏe nhận thức và trí nhớ, huyết áp cũng như nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Cải xoăn: Hàm lượng vitamin K 530mcg trong mỗi cốc (tương đương 100g rau nấu chín)
Ngoài vitamin K, rau cải xoăn còn cung cấp lượng chất xơ, sắt, canxi và mangan. Các chất dinh dưỡng trong cải xoăn có thể giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể và vitamin K cũng giúp ích cho quá trình chống viêm.
Củ cải: Hàm lượng vitamin K 426 mcg trong mỗi cốc củ cải nấu chín
Là một thành viên của các loại rau họ cải, củ cải chứa nhiều hợp chất thực vật chống lại bệnh tật có thể giúp giảm viêm và giảm nguy cơ ung thư. Lượng vitamin K có nhiều trong những loại rau này cũng giúp giảm bệnh thiếu máu, cải thiện tình trạng da và tóc cũng như giảm lượng đường trong máu.
Bông cải xanh: Hàm lượng vitamin K 110 mcg mỗi 1/2 cốc bông cải xanh nấu chín
Ngoài hàm lượng vitamin K mạnh mẽ, bông cải xanh còn là một nguồn vitamin C phong phú, một chất dinh dưỡng quan trọng khác để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Bông cải xanh tăng cường hệ thống miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do cũng như độc tố khỏi cơ thể. Nó cũng giúp duy trì làn da khỏe mạnh và giữ cho trái tim khỏe mạnh.
Đậu nành: Hàm lượng vitamin K 14mcg mỗi 1/2 cốc đậu nành nấu chín
Đậu nành đứng đầu trong danh sách các loại hạt giàu vitamin K. Bên cạnh đó, loại đậu này còn chứa nhiều protein, vitamin B, vitamin E,... Thường xuyên ăn đậu nành có thể giúp giảm mức cholesterol và bảo vệ trái tim khỏe mạnh cũng như phòng ngừa bệnh ung thư nhờ vào hỗn hợp vitamin và khoáng chất mạnh mẽ.
Nước ép cà rốt: Hàm lượng vitamin K 28mcg mỗi cốc khoảng 180ml
Cũng giống như tất cả các loại rau có màu cam, cà rốt luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì giàu beta carotene - tiền chất của vitamin A giúp bảo vệ tế bào mắt và góp phần giúp thị lực khỏe hơn.
Nước ép lựu nguyên chất: Hàm lượng vitamin K 19mcg mỗi cốc khoảng 180ml
Lựu là một trong những loại trái cây có hàm lượng vitamin K cao. Nước ép lựu chứa đầy chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và giảm viêm. Nước ép lựu cải thiện lưu lượng máu và giữ cho các động mạch không trở nên cứng và dày.
Các hợp chất thực vật có trong nước ép lựu là những chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp chống lại các bệnh mạn tính, bảo vệ trái tim, hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp một lượng vitamin C lành mạnh. Chỉ cần đảm bảo sử dụng nước ép trái cây nguyên chất 100% để tránh thêm đường.
Bình luận