Các loại thực phẩm nên sử dụng để phát triển trí não trẻ

Ngày đăng: 01/05/2022 - Lượt xem: 537

1. Các loại cá

Omega rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ. Omega động vật có nhiều trong các loại cá nhất là cá biển như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích… Cho trẻ ăn cá sẽ rất tốt đối với sự phát triển não bộ.

2. Các loại hạt

Trong những năm đầu đời, não bộ và trí tuệ của trẻ phát triển rất nhanh. Ngay khi chào đời, trung bình mỗi ngày não bộ của trẻ sẽ tăng 2 gram, đến khi 7 tuổi não trẻ sẽ đạt khoảng 90% kích thước não người lớn.

Omega là dưỡng chất rất quan trọng hỗ trợ sự hình thành và phát triển não bộ bởi trong chất xám của não hầu hết là acid béo omega. Omega chủ yếu gồm DHA, EPA và ALA, hỗ trợ giúp tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác, giúp tăng sự tập trung, chú ý, hỗ trợ cải thiện nhận thức cho trẻ, giúp bé phản xạ nhanh, ghi nhớ tốt, tăng khả năng học hỏi, đánh giá, bắt chước.

Nếu thiếu omega, trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ và EQ thấp, tăng nguy cơ tiềm ẩn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi hoặc trầm cảm...

Omega có 2 nguồn là omega thực vật và omega động vật. Omega thực vật có nhiều trong các loại hạt: đỗ xanh, đỗ đen, hạt lạc, hạt lanh, hạt óc chó, quả lý chua đen…

3. Sữa, sữa chua, phô mai

Sữa, sữa chua, phô mai rất giàu đường lactose, khi vào cơ thể đường lactose sẽ được phân giải thành phân tử glucose. Trong khi đó, não và mô thần kinh của chúng ta được cấu tạo bởi galactose và các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, sữa cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và hoạt động bình thường của não bộ.

Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn từ sơ sinh cho đến khi tròn 6 tháng tuổi, sau đó ăn bổ sung hợp lý kết hợp với bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn.

4. Các loại tinh bột:

Tinh bột chủ yếu từ gạo, các loại ngũ cốc như: gạo, ngô, khoai, sắn...

Não là cơ quan tiêu thụ nhiều glucose nhất trong cơ thể (chiếm khoảng 20% lượng đường cung cấp vào cơ thể). Để não hoạt động tốt thì lượng đường trong máu cần ổn định (không nên quá thấp hay quá cao).

Các nghiên cứu cho thấy sự sụt giảm về lượng glucose có thể có tác động tiêu cực đến sự tập trung, trí nhớ, học tập và nhận thức. Bộ não cũng sử dụng nhiều glucose hơn trong các thời điểm trí não cần tập trung cao độ.

Nếu không có đủ glucose, hệ thống thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây chóng mặt hoặc suy nhược tinh thần và thể chất…

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525