Các món ăn bổ dưỡng từ thịt lợn

Ngày đăng: 18/09/2018 - Lượt xem: 4443

Thịt lợn là món ăn rất đỗi quen thuộc với chúng ta trong bữa ăn hằng ngày. Giàu protein và chứa nhiều vitamin, các khoáng chất, thịt lợn nạc là nguồn dinh dưỡng bổ sung tuyệt vời cho sức khỏe. Ngoài thịt lợn, các bộ phận khác của lợn cũng bổ dưỡng và phòng trị nhiều bệnh. Xin giới thiệu bạn đọc tham khảo, áp dụng.

Canh thịt lợn kỷ tử đương quy đại táo: thịt lợn nạc 200g, kỷ tử 15g, đương quy 20g, đại táo 10 quả, thêm nước gia vị nấu thành canh, vớt bỏ bã đương quy. Dùng cho người đau đầu hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy nhược, huyết hư thiếu máu, sau khi bị bệnh dài ngày, mỏi mệt gầy yếu (bổ âm, bổ huyết, bổ can thận).

Canh bì lợn đại táo rất tốt cho người xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng.

Nước thịt lợn hầm: thịt lợn tươi 500g thái lát to, cho nước, đun to lửa, hớt bỏ váng, gạn lấy nước, thêm muối tiêu, gia vị, để nguội uống. Dùng cho người bị nhiệt bệnh sốt cao mất nước.

Canh chân giò: móng chân giò 2 cái, mộc thông 20g. Mộc thông nấu lấy nước (bỏ bã) đem nấu với móng giò, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho sản phụ sau đẻ bị tắc sữa, ít sữa.

Chân giò hầm lạc nhân đại táo: móng chân giò 2 cái, lạc nhân 50g, đại táo 10 quả, thêm gia vị hầm nhừ. Dùng cho người thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu.

Cháo huyết lợn cá diếc: huyết lợn 2 bát, cá diếc 100g, gạo tẻ 100g, bột tiêu lượng thích hợp. Tất cả nấu cháo. Dùng cho người thiếu máu.

Rượu bổ huyết lợn: huyết lợn 1 bát, thêm dấm, rượu lượng thích hợp đun nóng uống. Dùng cho người rong huyết sau đẻ, rong kinh.

Cháo đậu xanh gan lợn: gan lợn 300g thái lát, đậu xanh 80g, gạo tẻ 30g nấu cháo, thêm gia vị, ăn nóng. Dùng cho người phù nề, tiểu rắt buốt, tiểu ít, suy dinh dưỡng.

Gan lợn om với nước huyền sâm: gan lợn 500g, huyền sâm 60g. Huyền sâm nấu lấy nước bỏ bã, cho gan vào, thêm muối gia vị, đun nhỏ lửa, khi gần cạn và gan chín nhừ, cho thêm dầu thực vật, đảo đều. Dùng cho người đau đầu ù tai, hoa mắt, chóng mặt đau lưng, mờ mắt, giảm thị lực, khô mắt.

Lòng lợn hầm sa nhân chỉ  xác: dạ dày lợn 1 cái, chỉ xác 12g, sa nhân 5g. Chỉ xác, sa nhân bỏ trong dạ dày lợn khâu buộc chặt lại, thêm nước, gia vị hầm nhừ; vớt bỏ bã chỉ xác, sa nhân. Dùng cho người sa dạ dày, sa tử cung, thoát vị bụng, người già yếu thoát vị cơ năng.

Lòng lợn dầm tương: dạ dày hoặc ruột lợn luộc chín, thái lát. Dùng tỏi, dấm, hạt tiêu, tương hoặc nước mắm làm nước chấm. Ăn thường ngày khi đói, ngày 1 lần, tuần 2 - 3 lần. Dùng cho người cao tuổi thiểu dưỡng, phù nề hai chân.

Cao bì lợn: bì lợn 60g, cạo sạch, hơ trên bếp than cho chín phồng, nấu thành cao lỏng, cho thêm bột gạo rang và mật vào, nấu thành cao. Ăn khi đói, mỗi lần 1 thìa, ngày 3 - 4 lần. Dùng cho người khô rát da, bong da mặt, đau sưng họng, môi khô họng khát, cảm giác nóng sốt sau bệnh viêm nhiễm dài ngày, táo bón kiết lỵ.

Canh bì lợn đại táo: bì lợn tươi 500g, đại táo 250g, đường phèn lượng thích hợp. Bì lợn làm sạch thái lát dài, thêm nước nấu dạng canh lỏng, khi bì lợn chín nhừ, cho thêm đại táo đã tách bỏ hột, nấu chín nhuyễn; cho tiếp đường phèn khuấy đều, để nguội. Chia ăn vào các bữa phụ điểm tâm thường ngày. Dùng cho người xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng...

Theo suckhoedoisong.vn

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525