Công dụng của củ hành tây

Ngày đăng: 03/11/2016 - Lượt xem: 9751

Ngoài ra, sử dụng hành tây mỗi tuần sẽ giúp da bạn căng mịn, tránh sự hình thành các nếp nhăn, tóc mượt, trị móng khô và dễ gãy.

Hành tây là loại rau đã được sử dụng phổ biến ở châu Âu từ xưa đến nay trong bữa ăn hàng ngày. Ở nước ta, hành tây cũng thường được sử dụng để xào với các loại thịt, dùng chế dầu dấm và để ăn sống rất được ưa chuộng.

Diệt khuẩn, thanh lọc không khí

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. Có thể dùng một củ hành tây to, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài chỉ để lại củ hành trắng tinh, cắt đầu củ bỏ một góc đặt trong phòng. Hành tây sẽ phát ra những phân tử nhỏ có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch không khí trong phòng, đặc biệt khi trong nhà có trẻ nhỏ hoặc người bị cảm cúm. Sử dụng đến khi củ hành héo thì thay bằng củ khác.

Hành tây có tác dụng trị bệnh cực tốt trên nhóm bệnh do lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi hay các chứng sốt siêu vi. Khi đã mắc các chứng cảm, nhất là cảm gió, cảm sốt có kèm hắt hơi, sổ mũi thì hành tây chính là phương thuốc hiệu quả nhất. Uống canh hành tây nóng giúp làm ra mồ hôi và giảm sốt. Nếu bị tắc mũi chỉ cần lấy vài giọt ép hành tây nhỏ vào sẽ mau chóng thông thoáng.

Hành tây trị ho, hạ sốt, giảm huyết áp, đau bụng - ảnh 1

Hành tây có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe (ảnh minh họa: Internet)

Giảm huyết áp

Vỏ ngoài của hành tây có sắc tố chứa xeton có tác dụng hạ áp một cách tự nhiên. Ngoài ra trong thành phần có chứa Prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu và làm giảm độ nhớt của máu do đó cũng góp phần làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn ngừa huyết khối.

Các nhà khoa học, hàm lượng quercetin sẵn có trong hành tây có thể giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp (LDL), vì vậy nó có tác dụng bảo vệ mạch máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Mỗi ngày ăn hoặc uống nước ép củ có thể bảo vệ tim mạch, nên ăn sống bởi hành tây nấu càng chín thì các hiệu quả này càng giảm. Đó là lời khuyên hữu ích dành cho những người bị tăng huyết áp, mắc bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch.

Chống oxy hóa mạnh

Chất quercetin trong hành tây có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, khử các gốc tự do, làm hạn chế sự lão hóa nhất là ở phụ nữ. Sử dụng hành tây mỗi tuần sẽ giúp da bạn căng mịn, tránh sự hình thành các nếp nhăn, tóc mượt, trị móng khô và dễ gãy.

Trị ho

Mẹ lựa chọn lấy một củ hành tây lớn, gọt vỏ và cắt đôi. Tiếp theo, bỏ một muỗng canh đường nâu vào nửa củ hành tây và để như vậy trong một giờ.

Giảm nôn trớ

Mẹ pha lấy một cốc trà bạc hà, để nguội. Sau đó, vắt lấy nước cốt của một củ hành tây rồi cho con uống hai thìa café nhỏ. Sau 5 phút, mẹ cho bé uống tiếp 2 thìa trà bạc hà.

Cứ sau 10 phút, mẹ lại thực hiện quy trình lặp lại như vậy cho đến khi các triệu chứng nôn trớ biến mất.

Hạ sốt

Trộn một chút dầu dừa với hành tây thái lát mỏng, dùng hỗn hợp này để massage bàn chân. Cách làm này có thể giúp hạ sốt hiệu quả

Làm ấm ngực, chữa nghẹn ngực

Vẫn với cách trộn một ít dầu dừa và hành tây, sau đó bọc hỗn hợp vào một miếng vải, áp lên ngực có thể giúp làm ấm ngực rất hiệu quả.

Hành tây trị ho, hạ sốt, giảm huyết áp, đau bụng - ảnh 2

Hành tây có tác dụng chữa ho, giảm huyết áp (ảnh minh họa: Internet)

Giảm đau bụng

Phương pháp giảm đau bụng này đã được người Cherokee dung từ thời xa xưa để chữa trị cho những em bé bị đau bụng. Mẹ lấy hành tây thái lát, đun sôi để nguội rồi cho trẻ uống 1 thìa café mỗi giờ có thể giúp dấu hiệu đau bụng thuyên giảm.

Các tác dụng khác: trong thành phần của củ hành tây có hàm lượng vanxi khá nhiều, mỗi 100g hành tây có khoảng 23mg canxi. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hành tây có thể giúp giảm sự thoái biến xương, tăng mật độ xương. Đặc biệt ở những phụ nữ mãn kinh, khi nội tiết tố sinh dục nữ đã suy giảmcó nguy cơ loãng xương và gãy xương cao. Khi dùng khoảng 200 - 300g hành tây hằng ngày có thể giảm nguy cơ gãy xương vì hiệu quả chống loãng xương của chúng còn tốt hơn cả 'calcitriol' - một loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị loãng xương.

Ngoài những công dụng đã nêu trên, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh được hành tây làm giảm nguy cơ bị ung thư khi tiêu thụ với một lượng vừa phải hàng ngày trong một thời gian. Những đối tượng được khuyến nghị sử dụng như người đã mắc bệnh hoặc có yếu tố di truyền với bệnh nhân ung thư đại trực tràng, buồng trứng, thanh quản, thực quản và miệng. Do đó, việc gia thêm một ít hành tây trong công thức nấu ăn hàng ngày cũng góp phần hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư trên.

Bên cạnh đó, nó cũng góp phần làm giảm nồng độ đường trong máu, giảm sự hấp thụ đường vào cơ thể, giúp ích khá nhiều cho những đối tượng đang mắc bệnh đái tháo đường.

Ăn nhiều hành tây cũng giúp làm giảm táo bón mạn tính và cải thiện tình trạng đầy hơi khó tiêu sau ăn.

Hành tây cũng được xem như là một vị thuốc làm tăng khả năng sinh dục khá hiệu quả tương tự như Viagra.

Lưu ý:

Hành tây khi sử dụng nhiều có thể gây hại cho dạ dày. Do đó, đối với những người đã và đang mắc bệnh về dạ dày cần nấu chín để dùng hoặc trộn giữa hành sống và chín với nhau cũng có thể làm giảm tác dụng phụ không mong muốn đó.

Theo Yên Sơn/Infonet.vn (Khoeplus)

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top