Gia vị "Thuốc" từ những gia vị trong mâm cỗ ngày Tết

Ngày đăng: 20/01/2017 - Lượt xem: 4713

Mâm cơm người Việt trong những ngày Tết không thể thiếu các loại rau gia vị như hành, tỏi, mùi, thì là, húng quế...

Không chỉ giúp bữa ăn hấp dẫn, thơm ngon, mà  nhiều gia vị còn có tác dụng chữa các bệnh thông thường như đau bụng, buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy, cảm cúm... Hãy dành chút thời gian mua thêm một số gia vị cho gia đình nhé!

Gừng

Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt, chẳng hạn như món gà kho gừng, thịt bò kho gừng…  Nhất là trong ngày Tết, nồi cá kho không thể thiếu được gừng. Gừng có vị cay, tính nóng, có tác dụng phát tán phong hàn, làm ấm cơ thể, giúp ra mồi hôi. Công dụng của gừng thường được biết đến như chữa chứng ăn không tiêu, nôn, say tàu xe, cảm, ho, mất tiếng...

 

Thuốc từ những gia vị trong mâm cỗ ngày Tết

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu cho thấy gừng làm giảm đau và sưng ở những người bị viêm khớp, có tác dụng chống chứng đau nửa đầu thông qua việc chẹn chất gây viêm prostaglandin. Gừng và cây gừng còn giúp cân bằng quá trình tiêu hóa; cải thiện tuần hoàn máu; giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn; đồng thời chữa các chứng đau khớp, buồn nôn, tiểu đường, hen suyễn. Thậm chí gừng còn đóng vai trò là một vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều thể bệnh bởi khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa quá trình oxy hóa.

Tỏi

Tỏi là gia vị hằng ngày quen thuộc của người Việt, được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Bên cạnh là gia vị để tăng thêm hương vị của các món ăn thì việc ăn tỏi hằng ngày cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 76%. Ngoài ra tỏi cón có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và tác dụng như chất chống oxy hóa. Tỏi cũng chứa hàm lượng vitamin B1 khá cao, giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư đặc biệt là ung thư đại tràng.

 

Thuốc từ những gia vị trong mâm cỗ ngày Tết 2

 

Hành lá (hành ta)

Hầu như tất cả các món ăn trong bếp Việt ngày thường cũng như ngày Tết đều có thể sử dụng hành để xào, nấu, chiên, chưng, làm chả... từ những món ăn sống như salad, nộm, gỏi cho đến những món ăn chín… Không chỉ dùng chế biến món ăn, theo kinh nghiệm dân gian, hành lá có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như trong bệnh cảm cúm, nhức đầu, tắc ruột do giun đũa, hành củ còn chữa long đờm...

 

Thuốc từ những gia vị trong mâm cỗ ngày Tết 3

 

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, hành lá giúp xương chắc khỏe, điều hòa lượng đường trong máu, thực phẩm thân thiện với tim mạch, chống viêm nhiễm, giúp tăng cường thị lực, tăng tường miễn dịch, trị đầy hơi cho trẻ, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Hành tây

Nhiều món ăn trong ngày Tết không thể thiếu được hành tây trong món nem, nộm, dưa góp, các món xào... Các hoạt chất sulfur trong hành có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Ăn hành tây còn làm giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, chúng còn tốt cho người bị viêm khớp và bệnh gout.  Chất fructo- oligosaccharides trong hành tây kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi ở ruột, giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

Cần tây

Cần tây chứa rất nhiều các vitamin và chất khoáng. Chất xơ trong rau cần gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Cần tây được dùng  chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả thống phong (gút), sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gầu.

Ngoài ra, tinh dầu có mùi thơm đặc trưng của cần tây là chất selinene và butyl phthalide. Nước ép cần tây phối hợp với nước ép cà chua có tác dụng kích thích thần kinh và bổ dưỡng cho cơ thể. Nước ép rau cần tây dùng súc miệng hàng ngày có thể chữa được lở loét miệng, viêm họng và khản tiếng.

Rau thì là

Thì là là một gia vị hay được dùng cho các món cá, mực, chả cá, chả mực... Thì là có chứa tinh dầu monoterpenes và một enzyme có tên là glutathione-S- transferase. Enzyme này trung hòa các gốc tự do gây ung thư. Các chất dầu có trong rau thì là giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết các sắc tố mật và dịch tiêu hóa, chống đầy hơi, tránh ngộ độc thực phẩm và tốt cho tiêu hóa.

 

Thuốc từ những gia vị trong mâm cỗ ngày Tết 4

 

Tía tô

Tía tô có vị cay, tính ấm, lá tía tô có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm ra mồ hôi và kích thích tiêu hóa; cành tía tô có tác dụng an thai; quả tía tô chữa ho, trừ đờm và hen xuyễn.Tía tô dùng làm gia vị chế biến thành các món ăn như nấu với ốc, cua, cá hoặc dùng lá tía tô tươi 50 gam giã lấy được cốt uống, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau chướng bụng, chữa ngộ độc cua cá. Ngày Tết, bát canh riêu ốc, riêu cua với hương vị tía tô lan tỏa sẽ giúp bạn khỏi ngán những món ăn quá nhiều đạm.

 

Thuốc từ những gia vị trong mâm cỗ ngày Tết 5

 

Rau răm

Rau răm có hương thơm đặc biệt, được sử dụng làm gia vị cho một số món ăn trứng vịt lộn, canh trai hến, muối dưa bắp cải... rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép của rau răm tươi có khả năng giả độc nọc rắn, dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê chân tay.

(Theo wikipedia )

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top