Hạt vừng hỗ trợ giảm cholesterol, hạ đường huyết

Ngày đăng: 16/07/2024 - Lượt xem: 828

Hạt vừng hay hạt mè có thể rất nhỏ nhưng chúng chứa vô vàn chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe to lớn. Vừng có tên khoa học là Sesamum indicium, là một phần của họ Pedaliaceae và lần đầu tiên được phát hiện ở Pakistan. Đây là một trong những loại cây lấy dầu đầu tiên mà con người sử dụng, hiện nay nó được trồng rộng rãi và ưa dùng trên khắp thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng cao và hương vị độc đáo.

Hạt vừng có thể có nhiều màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào nguồn mầm của chúng. Chúng có thể có màu trắng, đen hoặc vàng, nhưng hàm lượng dầu giảm dần khi chúng sẫm màu hơn. Hạt vừng rất giàu protein, chất béo và một số hợp chất hoạt tính có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống khối u. Mặc dù chúng mang lại hương vị nhẹ nhàng cho món ăn nhưng lợi ích của chúng còn vượt xa cả hương vị. Hạt vừng có thể có lợi cho gan, thận và hệ tim mạch.

Lợi ích của hạt vừng đối với sức khỏe có thể làm giảm cholesterol

Hàm lượng chất xơ của hạt vừng có thể khiến chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những người có mức cholesterol cao. Một số nghiên cứu cho thấy rằng thường xuyên tiêu thụ hạt vừng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giúp giảm mức cholesterol. Mặc dù hạt vừng chứa một lượng nhỏ chất béo bão hòa nhưng chúng cũng chứa chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tăng cường tiêu thụ chất béo không bão hòa thay cho chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bệnh tim mạch ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm, do đó việc kết hợp các chiến lược phòng ngừa thông qua chế độ ăn uống có sự tham gia của hạt vừng có thể có tác động cực kỳ lớn.

Có thể chống viêm

Một số nghiên cứu đã liên kết các thành phần của hạt vừng với tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Hạt vừng chứa nhiều hợp chất polyphenolic, chẳng hạn như lignan có tác dụng chống viêm. Thêm hạt vừng vào chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát các tình trạng viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp.

Có thể giúp hạ đường huyết

Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ vừng có thể làm giảm huyết áp nhờ hàm lượng axit béo không bão hòa đa, chất xơ và lignan. Tăng huyết áp, hay huyết áp cao, là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh tim mạch và đột quỵ. Trong khi các yếu tố lối sống khác nhau có thể ảnh hưởng đến huyết áp, chế độ ăn uống vẫn là trọng tâm chính trong các biện pháp phòng ngừa.

Hạt vừng cũng rất giàu magie, một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò chính trong việc điều hòa huyết áp. Lượng magie thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Một muỗng canh hạt vừng cung cấp 31,6mg magiê, khoảng 8% lượng khuyến nghị hàng ngày.

Có thể hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.

Hạt vừng có hàm lượng carbohydrate thấp, giàu protein và chất béo lành mạnh, khiến chúng trở thành lựa chọn phù hợp để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Ba thìa hạt vừng chứa khoảng 6g carbohydrate, 13g chất béo và 5g protein. Một lượng nhỏ carbs sẽ làm tăng nhẹ lượng đường trong máu, nhưng hàm lượng chất béo và protein sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng lượng đường trong máu.

Một số nghiên cứu trên động vật liên kết các hợp chất có trong vừng với tác dụng hạ đường huyết và chống oxy hóa, trong đó bơ mè cho thấy tác động mạnh nhất đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Hạt vừng đã được nghiên cứu rộng rãi về đặc tính chống ung thư. Chúng chứa sesamol, một hợp chất phenolic tự nhiên có liên quan đến các đặc tính chống oxy hóa, chống đột biến, chống viêm và ngăn ngừa ung thư. Sesamol giúp chống lại stress oxy hóa bằng cách loại bỏ các gốc tự do và giảm quá trình peroxid hóa lipid.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng chống oxy hóa của hạt vừng. Việc kết hợp chúng vào một chế độ ăn uống cân bằng có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự khởi phát của một số bệnh ung thư hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của sự tiến triển của chúng.

Lưu ý khi ăn hạt vừng: Hạt vừng an toàn cho người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, dị ứng vừng có thể là một mối đe dọa. Đối với những người bị dị ứng với vừng, điều cần thiết là phải đọc kỹ thành phần để tránh những tác hại có thể xảy ra. Một số thực phẩm được làm bằng dầu mè hoặc bơ, trong khi những thực phẩm khác được p

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top