Một số công dụng của nước lá tía tô tươi

Ngày đăng: 15/09/2021 - Lượt xem: 11987

(Ảnh sưu tầm)

Tía tô là loại thực vật phổ biến tại Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tía tô không chỉ là món rau gia vị dễ chế biến mà còn là cây thuốc Đông y dễ trồng.

Là loại thực vật có tính chất ấm, tía tô thường được trồng ở các vùng đất nhiều ánh sáng, độ ẩm tốt. Lá cây mang màu sắc tím, xanh, cũng có loại lá cây màu đỏ. Những chiếc lá được mọc đối xứng nhau, ở mép có hình răng cưa. Cây tía tô có hoa màu tím hoặc trắng mọc thành từng chùm ở ngọn. Loại thực vật này có quả màu nâu nhạt, hình cầu, kích thước nhỏ.

Để chế biến tía tô có rất nhiều cách, nhưng đơn giản nhất vẫn là rửa sạch rồi ăn như các loại rau sống khác, hoặc đun cùng nước uống. Hương vị của loại rau gia vị này được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì thế nước tía tô tươi có vị dễ uống, thanh mát mà chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

  1. Hỗ trợ giải cảm lạnh

Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như: nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân … Nhưng cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.

Nước lá tía tô nóng giúp giải cảm lạnh nhẹ.

2. Chăm sóc làn da từ bên trong

Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc, mụn mủ… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.

3. Hỗ trợ cho người bị bệnh gout (gút)

Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.

4. Hướng dẫn chế biến nước lá tía tô tươi

Bước 1: Rửa sạch khoảng 200g – 300g tía tô, giữ nguyên cành và lá cây. Thái khúc nhỏ từ 5cm đến 7cm.

Bước 2: Đổ 2.5 lít nước cùng lá tía tô sau khi rửa sạch vào nồi. Đun sôi, sau đó để lửa nhỏ khoảng 3 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Lọc lấy phần nước để sử dụng. Có thể uống nước tía tô nóng hoặc để nguội uống thay nước lọc.

Bạn có thể vắt 2-3 giọt chanh hoặc cho thêm ít đường phèn vào nước tía tô để dậy vị và dễ uống hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi:

  1. Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.
  2. Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.
  3. Người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô.
  4. Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.

Ngân Lê

 

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525