Người bị viêm dạ dày nên ăn gì

Ngày đăng: 13/04/2019 - Lượt xem: 1152

Cháo ý dĩ nhân:

Nguyên liệu: ý dĩ nhân (sống) 20g, gạo nếp (hoặc gạo tẻ) 30g, đường trắng 20g.

Cách làm: vo sạch ý dĩ nhân, gạo nếp. Cho vào nồi, đổ thêm 2 tô nước lạnh vào nấu chung. Nấu sôi với lửa to rồi để lửa vừa, khoảng 30 phút.

Ăn cháo lúc còn nóng vừa. Mỗi ngày 1 lần (người thích ngọt thêm lượng đường, những người thích ăn nhạt thì thêm rau cải vào).

Sau khi mỗ dạ dày, thường ăn loại cháo này có thể giúp giảm thiểu cơ hội tái phát.

Canh thịt heo, vỏ cây gạo (mộc miên):

Nguyên liệu: vỏ cây mộc miên 150g, thịt heo nạc 150g, nước 5000ml.

Cách làm: hai thứ rửa sạch, nấu với nước khoảng 7 - 8 giờ, sắc cô lại còn 1 chén (250ml). Uống mỗi ngày 1 lần.

Nếu sau khi uống liên tục 1 tuần, cảm giác đau nhức giảm bớt, thì tiếp tục dùng cho đến khi hết đau nhức thì thôi.

Canh trứng, rễ đằng lê:

Nguyên liệu: rễ đằng lê 50g, 2 trứng gà, đường trắng 20g.

Cách làm: rễ đằng lê rửa sạch, cho vào nồi đất nhỏ, đổ vào một tô nước lớn, nấu lửa nhỏ 20 phút, sắc còn lại 1/2 tô, rót nước ra, bỏ xác.

Đổ nước thuốc vào nồi gang, nấu lửa nhỏ cho sôi rồi đập trứng vào nồi, bỏ vỏ, thêm đường vào. Tiếp tục nấu sôi 3 phút rồi nhắc xuống, dùng để ăn điểm tâm.

Ăn hết một lần. Nếu không, chia làm 2 lần, ăn trong ngày.

Ăn thường xuyên món này, có thể giúp bồi bổ cho người bệnh ung thư dạ dày, ngăn ngừa ung thư dạ dày, phát sinh hoặc tái phát.

(Rễ đằng lê còn gọi là đằng lê căn, mi hầu đào căn, là rễ của một loài cây dương đào, tức loài cây cho trái kiwi, tên khoa học Actinidia arguta (Sieb. & Zucc) Planch. ex Miq., có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng trong điều trị ung thư dạ dày, đường ruột, cổ tử cung.

Dùng trị tiêu hóa không tốt, tiêu chảy, ói mửa, vàng da, đau khớp, phong thấp...).

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top