Canh hà thủ ô, hướng dương, đại táo:
Nguyên liệu: đại táo 10 quả, hà thủ ô đỏ 15g, cọng cây hướng dương lượng vừa đủ.
Cách làm: cọng hướng dương lột bỏ da, chỉ lấy lõi trắng (mỗi lần dùng 5g - 6g) nấu chung với hà thủ ô và đại táo. Dùng uống nước, ăn táo.
Mỗi ngày 1 thang, một liệu trình từ 20 - 30 ngày.
Món này dùng cho người bị ung thư dạ dày với dạng khí huyết đều hư tổn.
Cháo ý dĩ nhân:
Nguyên liệu: ý dĩ nhân (sống) 20g, gạo nếp (hoặc gạo tẻ) 30g, đường trắng 20g.
Cách làm: vo sạch ý dĩ nhân, gạo nếp. Cho vào nồi, đổ thêm 2 tô nước lạnh vào nấu chung. Nấu sôi với lửa to rồi để lửa vừa, khoảng 30 phút.
Ăn cháo lúc còn nóng vừa. Mỗi ngày 1 lần (người thích ngọt thêm lượng đường, những người thích ăn nhạt thì thêm rau cải vào).
Sau khi mỗ dạ dày, thường ăn loại cháo này có thể giúp giảm thiểu cơ hội tái phát.
Canh thịt heo, vỏ cây gạo (mộc miên):
Nguyên liệu: vỏ cây mộc miên 150g, thịt heo nạc 150g, nước 5000ml.
Cách làm: hai thứ rửa sạch, nấu với nước khoảng 7 - 8 giờ, sắc cô lại còn 1 chén (250ml). Uống mỗi ngày 1 lần.
Nếu sau khi uống liên tục 1 tuần, cảm giác đau nhức giảm bớt, thì tiếp tục dùng cho đến khi hết đau nhức thì thôi.
Rễ đằng lê (loài cây cho trái kiwi) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng cho người viêm dạ dày, đường ruột, cổ tử cung
Cháo rễ đằng lê (đằng lê căn):
Nguyên liệu: rễ đằng lê 125g, thịt heo nạc 100g, gạo tẻ 100g.
Cách dùng:
Cách làm: rễ đằng lê rửa sạch, sắc với nước như sắc thuốc để lấy nước; thịt heo xắt miếng nhỏ; cả hai vị nấu chung với nếp thành cháo.
Ăn thịt, húp cháo, mỗi ngày một thang, ăn sáng chiều. Từ 7 - 14 ngày là một liệu trình.
Món ăn này có tác dụng kiện tỳ ích khí, có ích cho người bệnh ung thư dạ dày, ngăn ngừa ung thư dạ dày phát triển.
Bánh kiện tỳ ích khí:
Nguyên liệu: bột nếp, bột gạo, đường trắng mỗi thứ 250g; phục linh, hoài sơn, khiếm thực, hạt sen, mỗi thứ 20g.
Cách làm: hạt sen bỏ tim, sao khô chung với hoài sơn, khiếm thực, nghiền thành bột, rồi trộn đều với bột gạo, bột nếp, đường trắng, hấp chín làm thành bánh.
Mỗi ngày ăn khi bụng đói, ăn vừa đủ. Thích hợp dùng trong các chứng tỳ vị suy yếu dẫn đến chứng sình bụng.
Canh cá chép, đậu xị:
Nguyên liệu: cá chép 300g, đạm đậu xị 6g, tiêu 1g, gừng sống 2 lát, trần bì 6g. Cách làm: cá chép làm sạch, cho vào nồi cùng với đạm đậu xị, tiêu sọ, gừng sống, trần bì, và lượng nước vừa phải, nấu chín. Để hơi nguội rồi dùng, uống nước canh, ăn cá.
Thích hợp với bệnh dạ dày bị lạnh gây mệt mỏi, tê tay chân, hoạt động yếu.
Bình luận