Sống khỏe mạnh và cân bằng cân bằng cùng đái tháo đường nhờ bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt

Ngày đăng: 14/11/2016 - Lượt xem: 13230

Bằng cách xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt hợp lý như áp dụng dinh dưỡng cân bằng, tập luyện thể dục thường xuyên và tuân thủ điều trị, rất nhiều người đái tháo đường (ĐTĐ) đã chứng minh: họ vẫn có cuộc sống vui tươi, năng động dù “chung sống” với đái tháo đường và không quá khó để vượt qua cảm giác “thèm ăn” và mệt mỏi vì ăn kiêng.

Khó khăn của không ít người đái tháo đường

Những ai bị đái tháo đường (hay tiểu đường) chắc hẳn cũng từng trải qua cảm giác lo lắng là làm sao để kiểm soát đường huyết, và thực hiện được việc ăn kiêng như bác sĩ dặn mà cuộc sống không bị quá xáo trộn? Cô Phương Linh (TP.HCM) được chẩn đoán mắc ĐTĐ type 2 chia sẻ:

 “Khi phát hiện mặc ĐTĐ, tôi được bác sĩ khuyên phải thay đổi chế độ ăn, giảm các món ăn thuộc nhóm bột, đường nên tôi chỉ ăn 1 chén cơm nhỏ mỗi bữa, ăn rau là chính, không dám ăn trái cây ngọt. Sợ bị tăng đường huyết nên tôi kiêng tối đa, người lúc nào cũng thấy mệt mỏi, thèm ăn. Nếu ăn kiêng mãi thế này chắc không đủ sức làm gì nữa”

Sau một tháng ăn kiêng, cô sụt 2kg và luôn mệt mỏi, cô cho biết: “Ngày nào thức dậy tôi cũng phải suy nghĩ xem hôm nay mình ăn gì, ăn bao nhiêu. Nhiều lúc phải đi đám tiệc, mặc dù không dám ăn nhiều nhưng ăn xong mình rất lo lắng, nhỡ lại tăng đường huyết thì khổ”

Thay đổi thói quen dinh dưỡng có lẽ là một trong những thử thách lớn nhất với người ĐTĐ như cô Phương Linh Vì quá lo lắng đến bệnh, nên rất nhiều người kiêng khem quá mức nên thường cảm thấy đói, thèm ăn, mệt mỏi và thiếu năng động, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Giải pháp nào cho những trở ngại này?

Thực tế, việc ăn kiêng là cần thiết đối với người ĐTĐ nhưng chúng ta cần ghi nhớ quy tắc chung là đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể và cần nạp đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và chất xơ như người bình thường nhưng lưu ý đến liều lượng nhỏ mỗi lần ăn, chia phần ăn làm nhiều bữa trong ngày và lựa chọn những thực phẩm phù hợp với người ĐTĐ. Ví dụ tinh bột thì chọn thực phẩm làm từ hạt nguyên cám như gạo lức, gạo nguyên cám, ưu tiên các loại đậu. Chọn ăn cá để bổ sung đạm. Đối với chất béo, ưu tiên dùng chất béo không bão hòa khi nấu nướng như dầu hướng dương, dầu oliu,  hạn chế các chất béo bão hòa thường có trong phô mai, bơ động vật, thịt đỏ, dầu cọ hoặc dầu dừa. Ngoài ra, cần bổ sung vitamin, chất xơ có trong rau, củ tươi và trái cây ít ngọt, vì những thành phần này vừa góp phần ổn định đường huyết vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

“Ngoài việc ăn đủ chất, người ĐTĐ còn nên ăn đủ bữa, hoặc chia nhỏ khẩu phần ăn. Nếu đang sử dụng thuốc insulin hoặc tính chất công việc đòi hỏi phải hoạt động nhiều, người ĐTĐ có thể dùng thêm bữa xế hoặc sử dụng thực phẩm chuyên biệt cho người ĐTĐ để bổ sung năng lượng, tránh cảm giác mệt mỏi, thèm ăn” - Bác sĩ cũng nhấn mạnh.  

Dinh dưỡng chuyên biệt hỗ trợ kiểm soát đường huyết và cung cấp đầy đủ dưỡng chất

Tác động của công thức dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người ĐTĐ type 2 trong việc kiểm soát đường huyết đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên 230 bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại Malaysia, mới được công bố hồi tháng 6/2016 tại Hội Nghị Khoa Học Thường Niên của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ cho thấy: nhóm bệnh nhân có sử dụng 1-2 khẩu phần dinh dưỡng chuyện biệt dành cho người ĐTĐ trong chế độ ăn hàng ngày đạt được mức chỉ số đường huyết HbA1c giảm đáng kể hơn so với nhóm không sử dụng (giảm 0.8% so với giảm 0.2%). Cả 2 nhóm này duy trì áp dụng chế độ tập luyện và tuân thủ điều trị bằng thuốc.

Cách bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt vào chế độ ăn hàng ngày cho người ĐTĐ rất dễ thực hiện. Công thức dinh dưỡng được thiết kế cân bằng với đầy đủ dưỡng chất có thể được dùng từ 1 đến 3 ly mỗi ngày để bổ sung hoặc thay thế bữa ăn nhẹ.  Hơn một năm sau khi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và có sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường, cô Phương Linh bây giờ đã kiểm soát được tốt đường huyết, ổn định được sức khỏe và hòa mình vào một nhịp sinh hoạt năng động: Tập thể dục mỗi ngày 30 phút, làm việc như người bình thường, tham gia những chuyến du lịch và không phải bỏ lỡ những sinh hoạt thú vị nào với bạn bè, người thân.

Chia sẻ về cách vượt qua “thử thách” ăn uống của mình cô Phương Linh cho biết: “Giờ tôi mới nhận thấy, thật ra, để người ĐTĐ không bị mệt mỏi, ăn uống sinh hoạt bình thường mà vẫn kiểm soát được đường huyết không phải quá khó. Bạn chỉ cần chú ý đến giảm liều lượng mỗi lần ăn, ăn thành nhiều bữa nhỏ, tập thể dục đều đặn và bổ sung 1-2 ly sữa dành riêng cho người đái tháo đường là đảm bảo đủ năng lượng, dưỡng chất thiết yếu nhưng vẫn không làm tăng chỉ số đường huyết”.

 

Bình luận