Liên cầu lợn: Mối nguy hiểm ẩn sau những món ăn ưa thích

Ngày đăng: 14/04/2025 - Lượt xem: 141

1. LIÊN CẦU LỢN LÀ GÌ?
Liên cầu lợn (Streptococcus suis) là loại vi khuẩn nguy hiểm, tồn tại trong cơ thể lợn – đặc biệt là lợn bệnh. Vi khuẩn này có thể lây sang người qua việc:
- Tiếp xúc trực tiếp với máu, thịt sống, nội tạng lợn bệnh.
- Ăn tiết canh, thịt lợn tái, nem chua sống hoặc các món ăn chưa được nấu chín kỹ.

2. CÁC BỆNH NGUY HIỂM DO NHIỄM LIÊN CẦU LỢN GÂY RA:
Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có thể mắc phải những bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng như:
Viêm màng não mủ:
- Là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất.
- Gây đau đầu dữ dội, cứng gáy, sốt cao, buồn nôn, mê sảng.
- Có thể để lại di chứng điếc vĩnh viễn, giảm trí nhớ hoặc rối loạn tâm thần.
Nhiễm trùng huyết (nhiễm khuẩn máu):
- Vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây sốc nhiễm trùng, tụt huyết áp, suy hô hấp, suy đa cơ quan.
- Tỷ lệ tử vong rất cao nếu không điều trị kịp thời.
Viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm khớp, viêm phúc mạc:
- Là các biến chứng toàn thân có thể xuất hiện sau nhiễm bệnh.
- Gây đau đớn, tổn thương nội tạng và kéo dài thời gian điều trị.
Đặc biệt nguy hiểm: nhiều bệnh nhân tử vong chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm!
3. NHỮNG AI DỄ MẮC BỆNH LIÊN CẦU LỢN?
Các nhóm nguy cơ cao bao gồm:
- Người tham gia giết mổ, vận chuyển, chế biến lợn ốm, chết – đặc biệt khi không dùng bảo hộ.
- Người ăn tiết canh, thịt sống, nem chua, thịt chưa nấu chín kỹ.
- Người có vết thương hở, trầy xước khi tiếp xúc với thịt lợn sống.

- Người làm việc ở các lò giết mổ lợn tập trung

4. LÀM SAO PHÒNG BỆNH LIÊN CẦU LỢN?
- Tuyệt đối không ăn thịt lợn chết, không ăn các món ăn tái, sống đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.
- Chỉ mua thịt có nguồn gốc rõ ràng, có dấu kiểm dịch
- Đeo găng tay, khẩu trang khi giết mổ, chế biến thịt lợn
- Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với thịt sống
- Nấu chín kỹ tất cả các sản phẩm từ thịt lợn
(Tổ chức Y tế thế giới - WHO khuyến cáo nấu chín kỹ ở nhiệt độ trên 700C).
-  Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
- Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.
- Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn bệnh; lợn chết phải tiêu huỷ đúng cách.
- Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại. 

-  Khám ngay khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu sau khi ăn/tiếp xúc với thịt lợn nghi ngờ.


 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
216,914,617
Trong tháng
633,803
Hôm nay
53,744
Đang Online
623