An toàn thực phẩm để phòng bệnh tật

Ngày đăng: 29/05/2015 - Lượt xem: 3732

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, thế giới có khoảng 2 triệu người tử vong vì liên quan đến sử dụng thực phẩm không an toàn, trong đó chủ yếu là trẻ em. Thực phẩm chứa các vi khuẩn có hại, vi-rút, ký sinh trùng hoặc các chất hóa học gây ra hơn 200 bệnh khác nhau. Cũng vì lý do đó, Ngày Sức khỏe thế giới năm 2015 đã được lấy chủ đề “An toàn thực phẩm”.

Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa cũng là một trong những nguyên nhân làm thay đổi thói quen của mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Số lượng người mua và ăn thức ăn chế biến sẵn ở nơi công cộng ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP). Những đối tượng như: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già và những người có bệnh tiềm ẩn rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm có thể bị ô nhiễm tại bất kỳ khâu nào trong quá trình sản xuất và phân phối, tuy nhiên, đa số các sự cố ngộ độc thực phẩm xảy ra lại do các loại thực phẩm xử lý hoặc chế biến không đúng cách tại gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ thực phẩm hoặc ở chợ. Mặc dù sự quan tâm của người nội trợ không chỉ là bữa ăn ngon, đầy đủ dưỡng chất cho gia đình mà còn là vấn đề vệ sinh, ATTP; nhưng không phải tất cả những người chế biến thực phẩm và người tiêu dùng đều hiểu được vai trò của mình, chẳng hạn như việc áp dụng thực hành vệ sinh cơ bản khi mua, bán hàng; chuẩn bị thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của bản thân họ, gia đình và của cả cộng đồng. Bởi vậy, người nội trợ tự trang bị kiến thức về xử lý và chế biến thực phẩm chính là cách phòng, chống nhiễm bệnh cho gia đình.

Bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế), cho biết: Cục ATTP đã có những khuyến cáo cho người dân cách bảo đảm ATTP. Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi 5 bước quan trọng để bảo đảm thức ăn an toàn do WHO đưa ra hướng dẫn thực tế đến các nhà cung cấp và người tiêu dùng trong xử lý và chế biến thức ăn. Thứ nhất là giữ vệ sinh sạch sẽ. Thứ hai là bảo quản riêng biệt thức ăn sống và chín. Thứ ba là nấu kỹ thức ăn. Thứ tư là bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp, bằng cách bảo quản lạnh dưới 5oC và nấu chín thức ăn từ 70oC trở lên sẽ hạn chế vi khuẩn hoặc diệt vi khuẩn. Thứ năm là sử dụng nước sạch và các thực phẩm tươi sống, bởi các chất hóa học độc hại có thể xuất hiện và gây hại trong những thực phẩm đã lên men. Thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm tươi sống và áp dụng các bước vệ sinh cơ bản như rửa sạch và gọt vỏ rau, quả có thể làm giảm nguy cơ sinh ra các vi khuẩn gây bệnh.

Bên cạnh đó, Cục ATTP cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn lựa thực phẩm an toàn để sử dụng; tránh mua thực phẩm khi chưa biết rõ nguồn gốc...

Nguồn: THU HƯƠNG - qdnd.vn

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top