Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2015

Ngày đăng: 17/08/2015 - Lượt xem: 4419

Tết Trung thu năm 2015 đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, nước giải khát đặc biệt là các loại bánh Trung thu tăng đột biến. Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu. Nguy cơ xuất hiện trên thị trường trong dịp này đối với các loại sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, sản phẩm giả, nhái và sản phẩm không có nguồn xuất xứ là rất cao. 

Để bảo đản an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các đồng chí Giám đốc Sở y tế – Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm cụ thể:

Tổ chức triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, sản phẩm bánh, kẹo, hoa quả, các đồ uống giải khát trên thị trường địa phương, đặc biệt chú trọng cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề thực phẩm. Đặc biệt tập trung truyền thông các hành vi nghiêm cấm trong sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu (sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn, không có nguồn gốc, xuất xứ…); không mua bán, sử dụng nguyên liệu, sản phẩm bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc... Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và sử dụng sản phẩm an toàn đối với bánh nướng, bánh dẻo, các loại kẹo, nước giải khát. Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về sử dụng phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm, công bố tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh nơi bán sản phẩm, quy định về nhập khẩu thực phẩm… để nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh, kẹo, hoa quả, các đồ uống giải khát, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm ở làng nghề truyền thống; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình về điều kiện an toàn thực phẩm, nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến... Phát hiện sớm các vi phạm về an toàn thực phẩm, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm. Kiên quyết không để cơ sở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc xuất xứ hoạt động.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp truyên truyền trực tiếp đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm theo quy định, xử lý nghiêm các vi phạm, công bố công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

Xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, trang thiết bị chuyên môn triển khai hoạt động giám sát chủ động mối nguy ô nhiễm thực phẩm, giám sát ngộ độc thực phẩm để phát hiện sớm nguy cơ, sẵn sàng phương án điều tra, khắc phục nhanh chóng và giảm thiểu hậu quả ảnh hưởng của các vụ ngộ độc thực phẩm, các sự cố an toàn thực phẩm trong cộng đồng và báo cáo theo quy định.

Đề nghị đơn vị chủ động tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) đề tổng hợp báo cáo về Ban chỉ đạo Liên ngành Trung ương về Vệ sinh an toàn thực phẩm.

VFA

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top