Hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm sau lũ lụt.

Ngày đăng: 06/10/2013 - Lượt xem: 2792

Từ cuối tháng 9 đến nay, tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp, xảy ra trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành phố trong cả nước, đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân do nguy cơ dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân chính là ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường do lũ lụt, không bảo đảm an toàn trong chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm của người dân vùng lũ lụt.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong điều kiện lũ lụt, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản số 2184/ATTP-NĐ ngày 04/10/2013 đề nghị Sở Y tế chỉ đạo, tổ chức triển khai một số biện pháp sau đây:

1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn chọn lựa, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn với sự tham gia cao nhất của mọi lực lượng trong cộng đồng. Tập trung tuyên truyền để cộng đồng phối hợp thực hiện:

(a) Thực hiện vệ sinh ăn uống: "Ăn chín, uống chín”, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống; rửa tay sạch bằng trước khi ăn uống và sau khi vệ sinh; nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm phải khử trùng; dụng cụ, bát đũa cần rửa sạch và nhúng nước sôi trước khi ăn;

(b) Bảo quản tốt lương thực, thực phẩm tránh ẩm, mốc, mối mọt và ngập nước; Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, phòng chống côn trùng, động vật gây bệnh và ruồi, nhặng xâm nhập.

(c) Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau; thu gom rác thải, xác động vật chết, chôn lấp theo quy định, nạo vét, khơi thông cống rãnh bảo đảm vệ sinh môi trường.

2. Tổ chức tốt việc bảo đảm, xử lý nước ăn uống, sinh hoạt trong tình huống đang ngập lụt và sau lũ lụt bằng các biện pháp lắng lọc, khử trùng bằng Chloramin T hoặc B và xử lý bằng biện pháp đun sôi trước khi uống theo hướng dẫn của y tế địa phương.

3. Tăng cường kiểm tra tình hình ô nhiễm thực phẩm ở địa phương, nhất là các thực phẩm có nguy cơ cao. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời thực phẩm ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm để xử lý kịp thời. Chỉ đạo tuyệt đối không dùng phân tươi để bón, tưới rau, củ quả.

4. Giám sát phát hiện sớm ca bệnh, tổ chức cấp cứu và điều trị kịp thời không để diễn biến xấu xảy ra; tiến hành điều tra dịch tễ học theo quy định, xác định phương thức lây truyền, thức ăn nguyên nhân, nguyên nhân gây bệnh để tiên lượng, có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Đề nghị các đơn vị chủ động tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện về Cục An toàn thực phẩm để tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế./.

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top