Theo văn bản, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Các Giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
1.1. Tập huấn về điều tra, giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm:
- Đối tượng: Cán bộ thuộc hệ thống y tế các tuyến (tỉnh, huyện, xã).
- Nội dung tập huấn: Giám sát, chẩn đoán, điều tra, báo cáo, xử lý, khắc phục vụ ngộ độc thực phẩm; cấp cứu, điều trị bệnh nhân ngộ độc thực phẩm.
1.2. Giám sát và báo cáo kết quả giám sát về ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm:
- Giám sát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn quản lý (ca, vụ, yếu tố nguy cơ….).
- Thu thập thông tin, cập nhật số liệu, xử lý số liệu, tổng hợp, báo cáo công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm định kỳ 3, 6, 9, 12 tháng và đột xuất theo yêu cầu. Chú ý báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm qua mạng bằng phần mềm quản lý ngộ độc thực phẩm.
1.3. Điều tra khi có vụ ngộ độc xảy ra trên địa bàn:
Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm; xét nghiệm tìm nguyên nhân ngộ độc thực phẩm; báo cáo kết quả điều tra theo quy định.
1.4. Mua trang thiết bị, test nhanh cần thiết phục vụ quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, lưu trữ dữ liệu về ngộ độc thực phẩm:
Tuỳ theo nhu cầu của địa phương và nguồn kinh phí được cấp, các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cân đối, bố trí kinh phí mua trang thiết bị, hóa chất, test xét nghiệm nhanh phục vụ công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, thanh kiểm tra công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm của địa phương.
2. Kiểm soát an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố
2.1. Tập huấn phổ biến các văn bản quy phạm, hướng dẫn chuyên môn
- Đối tượng: Cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc hệ thống y tế tại các tuyến huyện, xã.
- Nội dung: Các văn bản quy phạm và hướng dẫn công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống; kinh doanh thức ăn đường phố; điều tra, thống kê, báo cáo, quản lý điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở.
2.2. Triển khai các hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, khu du lịch, lễ hội của địa phương
- Điều tra, thống kê và phân loại các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thông tin, truyền thông phổ biến quy định, kiến thức an toàn thực phẩm cho người quản lý, người chế biến thực phẩm, người kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
- Tổ chức hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
- Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố ở những địa điểm trọng điểm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm với các nội dung như: xây dựng kế hoạch, thành lập các tổ kiểm tra, giám sát; điều tra đánh giá; thông tin, tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm; hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở, người kinh doanh; hỗ trợ các hoạt động tập huấn, cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, hoạt động khám và cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe; hỗ trợ thí điểm trang thiết bị, dụng cụ bảo quản, chế biến, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.
1.3. Kiểm tra các điều kiện an toàn thực phẩm:
Triển khai các hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành y tế quản lý; các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
3. Triển khai các hoạt động giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
3.1. Giám sát mối nguy, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
a) Lấy mẫu thực phẩm, thức ăn phổ biến, có nguy cơ cao ô nhiễm tác nhân ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố quản lý theo tháng trong năm 2014 (có bảng hướng dẫn kèm theo).
b) Kiểm nghiệm các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm về vi sinh, hóa học theo các quy chuẩn kỹ thuật và các quy định về an toàn thực phẩm hiện hành.
Bình luận