Kiểm soát chặt chẽ quảng cáo, khuyến mại đồ có cồn

Ngày đăng: 13/02/2014 - Lượt xem: 2916

Đây là một trong những giải pháp của Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020.

Mục tiêu chung của Quyết định là phòng ngừa và giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác (đồ có cồn) đối với sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ổn định và bền vững.

Tiến tới chấm dứt việc lưu thông đồ uống có cồn

Chính sách đặt mục tiêu, giảm dần tiến tới chấm dứt việc lưu thông đồ có cồn không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường; giảm mức gia tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân/người trưởng thành (15 tuổi trở lên)/năm quy đổi theo rượu nguyên chất từ 12,1% giai đoạn 2007-2010 xuống còn 10% giai đoạn 2013-2016 và 6,5% giai đoạn 2017-2020.

Đến năm 2016, 70% dân cư trong cộng đồng được tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của lạm dụng đồ có cồn. 30% số người nghiện đồ có cồn được sàng lọc phát hiện sớm…

Kiểm soát quảng cáo, khuyến mại đồ có cồn

Để kiểm soát nhu cầu sử dụng đồ có cồn, Chính sách đưa ra giải pháp cần thực hiện là kiểm soát chặt chẽ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại đồ có cồn.

Áp dụng chính sách thuế phù hợp đối với đồ có cồn nhằm giảm sử dụng, lạm dụng đồ có cồn cũng như hạn chế buôn lậu và sử dụng đồ có cồn không đạt tiêu chuẩn.

Quản lý chặt chẽ việc cấp phép sản xuất rượu thủ công

Chính sách cũng đặt ra giải pháp quy hoạch đồng bộ về sản xuất, kinh doanh đồ có cồn trong cả nước và từng địa phương; quản lý chặt chẽ việc cấp phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, quản lý quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và nhãn hàng hóa đối với rượu thủ công; xây dựng cơ chế để tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công thuộc địa phận có làng nghề tham gia làng nghề sản xuất rượu; tăng cường kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hộ gia đình, làng nghề, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Kiểm soát việc ghi nhãn đồ có cồn sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam nhằm gắn trách nhiệm của người sản xuất đối với sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng và ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng; nghiên cứu quy định việc in cảnh báo về tác hại của lạm dụng đồ có cồn trên nhãn sản phẩm.

Tăng cường biện pháp kiểm tra chất lượng

Cùng với đó là tăng cường biện pháp kiểm soát, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với đồ có cồn sản xuất trong nước, nhập khẩu và biện pháp phòng, chống đồ có cồn nhập lậu, giả và không bảo đảm chất lượng.

Kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh như tăng cường kiểm tra và thực hiện nghiêm việc cấp phép kinh doanh rượu; không bán đồ có cồn cho người có biểu hiện say đồ có cồn và người dưới 18 tuổi…

Nguồn: Chinhphu.vn

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top