Để kiểm soát vấn đề ngộ độc thực phẩm và chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai quyết liệt các biện pháp:
1. Tổ chức giám sát, phát hiện sớm bệnh nhân, người có nguy cơ ngộ độc thực phẩm do bánh mỳ theo phản ánh; tổ chức cấp cứu, điều trị sớm, giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm do sử dụng bánh mỳ. Thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh bánh mỳ, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ để kiểm nghiệm xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; giám sát, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ để kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh mỳ, kinh doanh dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố trên địa bàn.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn theo quy định tại Thông tư số 30/2012/TT – BYT ngày 5/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố và theo hướng dẫn tại Kế hoạch số 106/KH – BYT ngày 26/2/2013 của Bộ Y tế về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố và các văn bản hướng dẫn, quy định hiện hành khác.
4. Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra.
5. Cập nhật thông tin và báo cáo kết quả triển khai về Cục An toàn thực phẩm theo quy định./.
VFA
Bình luận