Tìm thấy MFGM (Milk Fat Globule Membrane) trong sữa mẹ, thành phần “ưu việt” trong dinh dưỡng nhi khoa

Ngày đăng: 27/04/2017 - Lượt xem: 10005

Sữa mẹ từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và tốt nhất cho trẻ nhỏ. Những thành phần thiết yếu và có đặc tính sinh học cao trong sữa mẹ lần lượt được y học hiện đại phát hiện, mổ xẻ, và còn đi xa hơn bằng cách nghiên cứu bổ sung chúng vào các sản phẩm dinh dưỡng để hỗ trợ cao nhất cho chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

CẤU TRÚC TINH VI VÀ CÓ GIÁ TRỊ SINH HỌC CAO

Trong số những thành phấn thiết yếu của sữa mẹ, MFGM là một cấu trúc phức tạp bao gồm phức hợp các lipid và protein bao lấy các giọt chất béo có trong sữa vốn được tiết ra từ các tế bào biểu mô của tuyến vú.

Theo đó, chất béo được tổng hợp trong lưới nội chất (EP) của lactocyte. Các Triglyceride dần tích lũy giữa lớp bên trong và lớp ngoài của ER, tạo thành các hạt siêu nhỏ và phát triển cho đến khi chúng tách khỏi màng EP và được bao phủ xung quanh bởi một lớp đơn các lipid và protein. Những giọt này phân tán trong tế bào chất và di chuyển về phía bề mặt tế bào ở đỉnh, nơi chúng được bao quanh bởi các màng tế bào và sau đó tiết ra thêm một lớp lipid kép và các thành phần khác của màng tế bào. Các giọt chất béo sau đó được tiết ra ở lumen tuyến, có đường kính 4­ 5μm và được bao quanh bởi phospho­ lipid 3 lớp có chứa các thành phần pro­ tein, tạo thành MFGM.

Theo các nhà khoa học, cấu trúc của MFGM bao gồm: Lõi của giọt chất béo về cơ bản chứa các triglyceride, chiếm 98% chất béo trong sữa. MFGM là một màng 3 lớp bao gồm phức hợp các thành phần chất béo và protein có hoạt tính sinh học. Riêng các phức hợp lipid bao gồm gan­ gliosides, phospholipid và sphingomyelin.

TẦM QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Điều đặc biệt là, nhờ vào cấu trúc độc đáo và phức tạp gồm lipid và protein có hoạt tính sinh học, MFGM có tầm quan trọng cao đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cụ thể, các thành phần của MFGM giữ vai trò như sau:

Các lipid

Phức hợp các lipid trong MFGM hỗ trợ phát triển não bộ (*), bao gồm:

Gangliosides:

Ganglioside là một nhóm các lipid có tầm quan trọng về mặt cấu trúc đối với màng tế bào và có nhiều trong não. Các Ganglioside có nhiều tại màng tiếp hợp của các tế bào não và có liên quan đến chức năng dẫn truyền thần kinh và hình thành các khớp thần kinh. Sự tăng dần lên của ganglioside trong não xảy ra với tốc độ rất nhanh ở những năm đầu đời, cùng thời điểm với giai đoạn hoạt động mạnh nhất của quá trình myelin hóa, tăng trưởng cực nhanh các sợi trục và tế bào não khác liên tục được tạo ra. Cùng với sự gia tăng kích thước não, tổng nồng độ ganglioside trong não cũng tăng gấp 3 lần từ giai đoạn thai nhi đến 5 năm đầu tiên.

Phospholipids:

Chiếm khoảng 30% tổng trọng lượng lipid của MFGM, Phospholipid đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tế bào não và di trú trong quá trình phát triển của thai nhi, thúc đẩy tăng trưởng tế bào não, phân hóa và phát triển tế bào não trong những năm đầu đời. Trong đó, Phosphatidylcholine, một phospholipid quan trọng, là thành phần chủ yếu của màng tế bào và là nguồn choline chính, do đó nó liên quan đến quá trình tổng hợp sphingomyelin và chất dẫn truyền thần kinh acetyl­ choline, một yếu tố quan trọng để học tập và ghi nhớ.

Phosphatldylserine, một phospho­ lipid quan trọng khác, thực hiện nhiềuchức năng về cấu trúc và điều tiết, bao gồm góp phần vào tính lưu động của màng tế bào và từ đó điều chỉnh hoạt động của tế bào. Nó hỗ trợ các quá trình quan trọng trong việc giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh, như acetylcholine, dopamine. serotonin và noreplnephrine.

Sphingomyelin:

Sphingomyelin là một thành phần quan trọng của bao myelin, ngăn cách các sợi trục và cho phép dẫn truyền hiệu quả các xung thần kinh. Quá trình myelin hóa của hệ thống thần kinh trung ương bắt đầu trong thai kỳ, hai năm quan trọng đầu đời và tiếp tục ở thời thơ ấu. Ngoài ra, sphingomyelin và một số chất chuyển hóa đóng vai trò như bộ phận đưa tin thứ hai trong dẫn truyền tín hiệu tế bào có tác động quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại tế bào, cơ chế gây chết tế bào theo chương trình (apopto­ sis) và chứng viêm.

Các Protein

Ngoài hỗn hợp lipid, lớp ngoài của MFGM chứa một số protein có hoạt tính sinh học. Mặc dù các protein có hoạt tính sinh học trong MFGM chỉ chiếm 1%­2% tổng hàm lượng protein trong sữa, nhưng chúng có đặc tính quan trọng trong phát triển khả năng miễn dịch cho trẻ.

Theo đó, một số protein tiêu biểu nhất của MFGM có chức năng miễn dịch quan trọng bao gồm:

  Mucin 1: Bảo vệ chống lại các tổn thương về thể chất và các mầm bệnh xâm nhập (ví dụ virus rota).

  Xanthine oxidase: Tác động lên quá trình chuyển hóa purine và sản xuất lipid. Diệt khuẩn và chống viêm.

Lactadherin: Bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường ruột do virus. Ảnh hưởng đến tình trạng biểu mô hóa, phân cực tế bào và tăng trưởng của các sợi thần kinh (sợi nhánh và sợi trục).

Nghiên cứu, ứng dụng xa hơn cho trẻ

Theo các nhà khoa học, MFGM là một thành phần có trong sữa mẹ lẫn sữa bò, tuy nhiên, phần lớn MFGM trong sữa bò sẽ bị mất trong quá trình sản xuất sữa công thức cho trẻ nhũ nhi".


 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top