Hỏi đáp: Bệnh giun xoắn và cách phòng chống?

Ngày đăng: 26/02/2015 - Lượt xem: 4526

Câu hỏi: Bệnh giun xoắn và cách phòng chống?

Trả lời:

Giun xoắn là bệnh nặng đặc biệt nguy hiểm, khó chữa, vượt hẳn ra ngoài giới hạn các bệnh giun sán thông thường bởi rất dễ gây tử vong. Ai cũng có thể nhiễm giun xoắn nếu ăn phải ấu trùng giun xoắn (có tên Trichinella) còn sống trong thịt động vật nấu chưa chín (thường gặp nhất là lợn nhà, nhất là khi chế biến thành các món tiết canh, nem, gỏi)

Loại ấu trùng này cũng từng được Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM phát hiện trong lươn, loài thuỷ sản rất được ưa chuộng tại các quán nhậu trên địa bàn. Món lòng luộc chưa kỹ cũng chứa nhiều nguy cơ do ấu trùng giun xoắn sau khi vào dạ dày xuống ruột non nở thành giun trưởng thành và xâm nhập vào niêm mạc ruột. Ấu trùng do giun cái đẻ ra sẽ theo máu xâm nhập các cơ, phát triển thành kén, tồn tại ở đây khoảng 20 năm và duy trì khả năng gây nhiễm suốt thời gian này.

Điều đặc biệt nguy hiểm của giun xoắn  là bệnh này có thể làm cho bệnh nhân suy kiệt, với các triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy 2 -7 ngày sau khi ăn. Một tuần sau bệnh nhân sốt cao, mê man, đau các khớp xương, đau cơ, khó nuốt, khó thở, phù mặt, nhất là ở hai mi mắt. Giữa tuần lễ thứ 3 thấy đau dữ dội, khó cử động, cơ thể gầy sút, sức khoẻ suy sụp nhanh do không ăn được.

Bệnh nhân có thể tử vong vào tuần thứ hai và tuần thứ 7 tuỳ mức độ nhiễm. Phần lớn tử vong do suy nhược cực độ, kèm theo biến chứng phổi và lột da. Những người may mắn sống sót vẫn thấy đau các cơ và bứt rứt trong nhiều tháng sau đó.

4 triệu chứng cơ bản của giun xoắn

- Phù mi mắt là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, có thể kèm theo mù và chảy máu kết mạc, đôi khi phù toàn bộ đầu, đôi khi phù cả cổ và chi trên.

- Sốt: Thân nhiệt tăng dần, sau 2-3 ngày sốt cao tới mức tối đa. Trong trường hợp nhiễm nhẹ, bệnh có thể tiến triển với sốt âm ỉ.

- Tăng bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan tăng trong những ngày đầu của bệnh, thậm chí trong thời kỳ ủ bệnh và tăng cao nhất vào tuần thứ 3 của bệnh. Ngoài những triệu chứng nêu trên còn xuất hiện các nốt ban trên da giống mày đay (mề đay)

Trong trường hợp nặng, thường xảy ra các biến chứng vào tuần thứ 3, thứ 4 như: viêm cơ, viên phổi, viêm não, làm bệnh nhân có thể tử vong

Cách truyền bệnh

Do ăn phải ấu trùng giun xoắn (có tên Trichinella) còn sống trong thịt động vật nấu chưa chín (thường gặp nhất là lợn nhà, nhất là khi chế biến thành các món tiết canh, nem, gỏi)

Biện pháp phòng bệnh

Không ăn thịt lợn chưa nấu chín, đặc biệt là không ăn tiết canh, nem, gỏi làm theo cách cổ truyền (thịt chưa nấu chín)

Nguồn: Hỏi đáp về VSATTP  bảo vệ  sức khoẻ cộng đồng 

 

NXB Y học năm 2010

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top