Trả lời:
Do liên cầu lợn (Streptococcus suis) có ít nhất 3 týp, nhiều týp sống bình thường trên lợn mà không gây bệnh, nhưng phổ biến nhất là týp 2 gây bệnh cho lợn và có thể lây sang người.
Có thể phân lập vi khuẩn từ nhiều mô khác nhau, từ đường sinh dục của con cái.
Vi khuẩn có thể tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và cả những con ruồi, nhặng trong một thời gian dài
Vi khuẩn còn phân lập được ở bò, dê, cừu, ngựa khi viên màng não
Cách lây truyền
Vi khuẩn cư trú ở amidal và mũi lợn khoẻ có thể tới 1 năm. Trong một đàn lợn lây truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, tiêu hoá, máu.
Bệnh lây từ lợn sang lợn, nhưng cũng có thể lây sang các gia súc khác như bò, dê, mèo, chó, hươu,…
Người bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, ăn thịt lợn bị bệnh, ăn tiết canh, cũng có thể bị lây qua các vết sước.
Vi khuẩn có thể tìm thấy trong máu, dịch não tuỷ của người bệnh
Biện pháp phòng bệnh:
Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hoá chất như Phenol, Iốt, hypochlorid, axit phenic 3-5%, formol 5%
Không mua bán lợn bệnh, người tiêu dùng nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết, phù nề thì không nên ăn vì chắc chắn đó là lợn bị bệnh. Đặc biệt phải ăn thịt đã nấu chín, không ăn thịt tái hoặc sống. Tuyệt đối không nên ăn thịt lợn ốm, đặc biệt là tiết canh.
Không ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc
Người giết mổ, tiêu huỷ lợn phải có biện pháp đề phòng để không lây sang người.
VFA
Bình luận