Hỏi đáp: Thế nào là bệnh lợn tai xanh, cách phòng tránh?

Ngày đăng: 06/02/2015 - Lượt xem: 8804

Câu hỏi: Thế nào là bệnh lợn tai xanh, cách phòng tránh?

Trả lời:

Bệnh do virus LeLystad. Virus có cấu trúc ARN, thuộc họ Togaviridae, gần giống virus gây viêm khớp ở ngựa (EAV), virus gây sốt xuất huyết trên khỉ, Lactic Dehydrogenase virus của chuột (LDH)

Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào năm 1997 trên đàn lợn nhập từ Mỹ (10/51 con có huyết thanh dương tính)

Đường lây truyền bệnh:

Virus có trong nước mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu), phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường. Lợn mẹ mang trùng, virus có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi và virus cũng được thải qua nước bọt và sữa. Lợn trưởng thành có thể bài tiết bài tiết virus trong vòng 14 ngày trong khi đó lợn con và lợn choai thải virus tới 1-2 tháng. Virus có thể phát tán qua việc vận chuyển lợn mang trùng, theo gió (có thể đi xa 3km), bụi, nước bọt và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, qua thụ tinh nhân tạo và có thể qua một số loài chim hoang.

Rối loạn cơ bản của lợn khi bị bệnh là hô hấp và sinh sản, nhưng những rối loạn này sẽ hết sau một thời gian ngắn, bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chỉ trong vòng 1 tháng lợn mắc bệnh tai xanh sẽ tự khỏi.

Có thể khẳng định ngay là không có con lợn nào bị bệnh tai xanh mà chết. Lợn ở Việt Nam chết là do bị vi khuẩn Streptococcus suis (liên cầu lợn) tấn công vì chăn nuôi bẩn.

Bệnh có thể lây sang người không?

Ở Việt Nam năm 2006 có 10 người nghi mắc bệnh này. Hầu hết họ là những người giết mổ lợn và cũng chết vì vi khuẩn Streptococcus suis, ở những người này, 24h sau khi lây nhiễm toàn cơ thể người bệnh đột ngột đen xì và tử vong, hầu như không thể cứu chữa được.

Cách loại trừ virut khỏi thịt lợn: đó là cách làm co cơ, cách này cực kỳ đơn giản, do các lò mổ thực hiện, sau khi chọc tiết lợn (hoặc các động vật khác) cần treo con vật lên cao trong vòng 18-20h. Thời gian co cơ này làm phát sinh một chất có khả năng loại trừ toàn bộ các loại virut, vi trùng gây bệnh.

Biện pháp phòng chống:

- Chủ động bằng cách áp dụng các phương pháp an toàn sinh học: Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

- Tăng cường chế độ dinh dưỡng

- Mua lợn giống ở những cơ sở đảm bảo, thiết lập hệ thống chuồn nuôi cách ly ít nhất 8 tuần, hạn chế khách tham quan, sử dụng bảo hộ lao động, không mượn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác, thực hiện “cùng nhập, cùng xuất” lợn và để trống chuồng, thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồn nuôi.

Một biện pháp có hiệu quả là tiêm phòng vacxin, hiện có vacxin giống giảm độc dùng cho lợn con sau cai sữa, lợn lái không mang thai, Vacxin chết dùng cho lợn giống cũng đem lại hiệu quả phòng bệnh cao.

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top