Hỏi đáp: Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngày đăng: 01/02/2015 - Lượt xem: 8066

Câu hỏi: Khi mắc ngộ độc thực phẩm phải xử trí thế nào?

Trả lời:

Khi có trường hợp nhiễm độc, ngộ độc do thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉnh việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu,… để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến điều tra xác minh kịp thời tổ chức cấp cứu cho người bị ngộ độc.

Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, làm cản trở sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá huỷ độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.

1. Trường hợp chất độc chưa bị hấp thu:

- Rửa dạ dày: Phải rửa dạ dày càng sơm càng tốt, chậm nhất là 4 – 6h. Thường được rửa bằng nước ấm hoặc khi biết rõ chất độc có thể rửa bằng nước pha thêm thuốc phá huỷ chất độc như dung dịch rửa xanh metylen trong ngộ độc sắn.

- Gây nôn: Cách gây nôn thông thường là ngoáy họng. Nếu người bị ngộ độc còn tỉnh táo có thể cho uống nước muối (2 thìa canh muối pha vào 1 cốc nước ấm), dung dịch đồng sunfat (0,5g cho 1 cốc nước), dung dịch kẽm sunfat (2g cho 1 cốc nước), trường hợp bệnh nhân quá mệt có thể tiêm Apomocphin 0,005 mg dưới da.

- Cho uống thuốc tẩy: Nếu thời gian ngộ độc tương đối lâu, chất độc có thể còn lưu lại trong ruột thì cho uống 15-20g magie sunfat để tẩy.

2. Trường hợp chất độc đã bị hấp thu một phần:

- Dùng chất trung hoà: Ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm yếu như nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút lại uống 15ml. Tuyệt đối không được dùng muối bicacbonat để tránh hình thành CO2 để phòng thủng dạ dày do bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.

Trường hợp ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như dấm, nước quả chua,…

- Dùng chất hấp phụ: Uống than hoạt tính (5-10g), hoặc bột đất sét hấp phụ (30-40g).

- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự hấp thu: Có thể dùng bột mỳ, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo.

- Dùng chất kết tủa: Nếu ngộ độc kim loại (chì, thuỷ ngân,…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4-10g natri sunfat. Nếu ngộ độc kiềm có thể dùng nước chè đặc hoặc 15 giọt cồn iot hoà vào 1 cốc nước uống.

- Dùng chất giải độc (trong ngộ độc do glucozit, kim loại nặng, axit,…) Có thể uống thuốc để kết hợp với chất độc thành chất không độc, thường uống hỗn hợp than bột, magie oxit, axit tanic và nước với tỷ lệ tương ứng 2:1:1:100.

Nguồn: Hỏi đáp về VSATTP  bảo vệ  sức khoẻ cộng đồng 

NXB Y học năm 2010

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top