Thực phẩm nên ăn
Thực phẩm có vị chua
Theo các chuyên gia y tế, rất nhiều món ăn chua giúp cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng chống đỡ của cơ thể trước sự tấn công của bệnh cảm cúm. Các loại các loại trái cây có vị chua thường chứa nhiều vitamin như: cam, chanh, kiwi, đu đủ… Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng cho người viêm loét dạ dày - hành tá tràng do thừa axit.
Ăn tỏi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tỏi có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong các loại gia vị. Theo Đông y tỏi vị cay, tính ấm, có thể tăng cường sự lưu thông khí huyết, sát trùng, sát khuẩn, cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cường sức đề kháng để phòng chống nhiều loại, đặc biệt tỏi có tác dụng rất tốt trong phòng chống cảm cúm.
Ảnh minh họa.
Ăn canh gà
Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, canh gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Bởi, các Amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Cháo hành tía tô nóng
Một tô cháo hành tía tô nóng sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi có tác dụng giải cảm rất tốt, hơn nữa món ăn nhẹ này có giúp dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng khi cơ thể mệt mỏi. Đây là món ăn đặc biệt tốt cho người bị cảm cúm.
Ăn củ cải
Củ cải có tác dụng đặc biệt trong việc phòng chống và chữa trị cảm cúm. Vì vậy, khi bị cúm, bạn có thể ép nước củ cải, sau đó cho thêm một chút nước gừng, thêm đường hoặc mật ong, có thể uống 2-3 lần/ngày và trong thời gian 2 ngày.
Uống nước mật ong
Mật ong có chứa nhiều hợp chất có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày nếu uống hai lần vào sáng và tối cơ thể chúng ta sẽ kháng lại được những virus cảm cúm và những bệnh liên quan đến virus.
Những món hạn chế ăn
- Các nghiên cứu cho thấy, khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại virus cảm cúm.
- Không nên ăn những thực phẩm giàu lipit như mỡ động vật, lạc v.v… vì ăn vào tăng nhiệt, khó hạ sốt, gây chán ăn.
- Không nên ăn những món canh lạnh và đồ ướp lạnh.
- Khi đang bị sốt, không nên ăn nhiều món giàu prôtêin như trứng, cá, tôm, cua v.v… vì ăn vào cho nhiều nhiệt lượng bất lợi với việc hạ sốt.
Trong thời gian uống thuốc cảm cúm không được uống nước chè, vì trong chè có hoạt chất làm giảm tác dụng của thuốc.
Theo Báo Gia đình & Xã hội
Bình luận