Tác hại của rượu bia với sức khỏe con người

Ngày đăng: 03/08/2014 - Lượt xem: 10560

Rượu, bia có chứa cồn, tên hoá học là ethanol(C2H5OH) là một chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. 

Uống nhiều rượu, bia trong một thời gian ngắn gây ra: Trạng thái lơ mơ, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, run rẩy, bất tỉnh thậm chí ngừng thở. Rượu, bia còn gây ảnh hưởng đến thị lực và chức năng kết hợp động tác của cơ thể, do đó trong tình trạng say rượu, bia, người sử dụng dễ gây tai nạn giao thông, hoặc chết đuối.

Hậu quả lâu dài
Uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài gây ra các vấn đề về sức khoẻ, tinh thần và gây ra các vấn đề xã hội khác. Uống nhiều rượu trong thời gian dài còn gây tổn thương vĩnh viễn đối với một số bộ phận của cơ thể, bao gồm:
·          - Kém ăn
·          - Đau dạ dày
·          - Viêm nhiễm thường xuyên
·          - Bệnh lý về da
·          - Tổn thương gan và não
·          - Tổn thương cơ quan sinh sản
·          - Mất trí nhớ lẫn lộn
·          - Rối loạn tim mạch 
·          - Trầm cảm
·          - Ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ
·          - Gặp các vấn đề khó khăn tại nơi làm việc
·          - Các vấn đề về tiền bạc và luật pháp

Rượu, bia và phụ nữ mang thai
Uống rượu thường xuyên trong thời kỳ thai nghén sẽ gây tác hại cho cả mẹ và con. Uống nhiều rượu trong khi mang thai có thể gây đẻ non hoặc sinh ra có hội chứng bào thai do rượu(tăng trưởng chậm trước và sau khi sinh, và có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần).
Các bác sỹ khuyên rằng phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ dư định có thai không nên uống một chút rượu, bia nào.

Nồng độ cồn trong máu và điều khiển phương tiện giao thông
Để xác định mức độ rượu bia sử dụng, người ta có thể đo lường nồng độ cồn trong máu. Nồng độ cồn trong máu (BAC – Blood Alcohol Concentration) được đo bằng số gram rượu có trong 100 cc máu. Ngoài ra, nồng độ cồn trong cơ thể của một người còn có thể kiểm tra qua hơi thở bằng máy đo nồng độ rượu, bia qua hơi thở. Lái xe máy, ôtô trong tình trạng nồng độ còn trong máu cao có thể nguy hiểm như gây tai nạn giao thông, dẫn đến chấn thương, hay chết người. Theo qui định, khi điều khiển xe ôtô, người điều khiển tuyệt đối đối không được uống rượu, bia (BAC = 0). Khi điều khiển xe gắn máy, nếu BAC>0,1 là vi phạm luật và bị phạt theo quy định. Người ta vẫn có thể bị phạt do uống quá giới hạn pháp luật cho phép các ngay cả khi chỉ điều khiển phương tiện vài giờ sau khi uống và không cảm thấy bị say.
                                                                                                                                                                       Nguồn: Tổ chức sức khỏe và gia đình quốc tế FHI/Việt Nam

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top