Thực phẩm phù hợp theo độ tuổi

Ngày đăng: 13/12/2015 - Lượt xem: 7260

Mỗi độ tuổi có một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Dưới 3 tuổi

• Trẻ em dưới 1 tuổi cần được bú sữa mẹ và có thể ăn dặm sau 6 tháng nhưng không được dùng mật ong vì bé không tiêu hóa được nên có thể ngộ độc. Tuổi này, con trẻ cũng chưa thể tiêu hóa được protein trong sữa bò.

• Trong giai đoạn 12-24 tháng tuổi, nếu không có chỉ định của bác sĩ thì không nên cho trẻ ăn sữa ít béo vì trẻ cần có chất béo để phát triển tế bào não và thể chất.

• Từ 3 tuổi, bé có thể dùng thức ăn tổng hợp như người lớn. Việc bổ sung vitamin cho con trẻ trong giai đoạn này là cần thiết nhưng phải được sự chỉ định hướng dẫn của bác sỹ để tránh phản tác dụng.

Độ tuổi 3 -20

• Đây là giai đoạn phát triển thể chất quan trọng của một đời người đặc biệt lúc dậy thì. Ngoài ba bữa ăn chính, các em cần bổ sung thêm bữa phụ bằng sữa, bánh, hoa quả.

• Thực phẩm của độ tuổi này cần đa dạng để thể chất và trí não được phát triển một cách hoàn hảo, trong đó, i-ốt và sắt là những nguyên tố vi lượng rất quan trọng.

• Trong độ tuổi dậy thì các em có giai đoạn phát triển thể chất vượt bậc do đó “phàm ăn” nên trong độ tuổi này không loại trừ thực phẩm nào nhưng không nên ăn quá nhiều chất béo có hại và dễ gây béo phì. Điều cần chú ý là chất sắt đặc biệt quan trọng với bé gái vì bắt đầu mất máu do kinh nguyệt, bổ sung calci để tăng cường chiều cao, kẽm (để phát
triển tốt chức năng sinh sản).

Ăn theo độ tuổi

 

Độ tuổi 20 - 30

• Đây là giai đoạn con
 người “tăng tốc” trong học tập, công việc. Do vậy họ cần đảm bảo lượng calorie đầy đủ để phục vụ cho các hoạt động của cơ thể. Điều cần chú ý là đảm bảo hàm lượng sắt cho cơ thể để tăng cường khả năng làm việc.

• Từ tuổi 25 trở đi, con người đã phải đối diện với nguy cơ lão hóa và tình trạng xương yếu đi. Do vậy cần bổ sung thêm calci từ sữa để tránh loãng xương, giòn xương về sau.

Độ tuổi 30 - 40

• Phụ nữ lẫn nam giới nói chung đều đang độ tuổi sinh nở. Lúc này họ khá stress và “gánh nặng” vì bước vào hôn nhân, con cái nên công việc, trách nhiệm như tăng gấp đôi. Do vậy trong độ tuổi này họ cần cân chỉnh chất dinh dưỡng cần thiết cho việc duy trì nòi giống (tăng cường sắt, kẽm, mangan…) và năng lượng để hoàn thành tốt trách nhiệm. Hạn chế chất béo và tăng cường ngũ cốc, trái cây, rau củ, các loại đậu.

Độ tuổi 40 - 50

• Lúc này quá trình lão hóa 
bắt đầu tấn công mạnh mẽ, người ta có nguy cơ “phát tướng”, hormone bắt đầu có những xáo trộn, suy giảm. Do đó ở độ tuổi này có thể hạ lượng calorie ăn vào mỗi ngày (còn khoảng 1200kcalo/ngày). Thay bằng ăn nhiều gạo thì chuyển sang ngũ cốc khác như ngô, mì, hạn chế thịt cá bằng ăn rau củ quả.

• Phụ nữ nên ăn nhiều sản phẩm đậu, đỗ giá để hỗ trợ ổn định nội tiết tố, giảm triệu chứng của tiền mãn kinh, mãn kinh.

Một cuộc điều tra của Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho thấy chỉ khoảng 20% bệnh nhân của các bệnh viện được ăn theo chế độ ăn bệnh lý.

Trên 50

• Ở độ tuổi này, quá trình lão hóa diễn ra mạnh nhất, vì vậy muốn khỏe thì phải ăn đủ chất để tái tạo mô.

• Cần bổ sung thêm sữa để tăng cường calci vì tuổi này tình trạng loãng xương ngày càng tăng đồng thời hạn chế thức ăn khó tiêu như đồ rán, thịt mỡ, gân, da, sụn, cổ cánh gia cầm.

• Ăn nhiều bữa trong ngày, uống sữa làm nhiều lần.

• Ở độ tuổi này, tiểu đường, huyết áp, xương khớp là mối nguy hiểm lớn do đó cần giảm thức ăn nhiều đường, nhiều chất béo tăng cường dầu cá, ăn thực phẩm tốt cho tim mạch (mộc nhĩ, nước, chất xơ…).

Theo suckhoedoisong.vn

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top