Nhân dân ta cũng dùng khoai tây làm lương thực như các loại khoai khác, đồng thời còn dùng để chế biến thức ăn trong nhiều món sào, rán, nấu súp, nấu canh, hầm với thịt gà, thịt, xương và sườn lợn v.v…
Về thành phần hóa học, trong 100g khoai tây có 75g nước, 2g protid, 21g glucid, 1g xenlulozqa, 19mg canxi, 50mg photpho, 1,2mg sắt, 0,10mg vitamin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,9mg vitamin PP, 10mg vitamin C, nghĩa là khá hoàn chỉnh, tương đương với các loại khoai lang, khoai sọ, tuy có thua về tỷ lệ glucid chút ít nhưng lại nhiều protid hơn. Chất protid của khoai tây là loại đạm thực vật dễ tiêu hóa và có chất lượng tốt gồm đầy đủ 10 loại axit amin cần thiết: lysine, methionine, phenylalanine, valine, leucine, isoleucine, tryptophane, arginine và histidine.
Về tác dụng hỗ trợ chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian dùng củ khoai tây, rửa sạch, cắt lấy ba lát, giã nát đắp vào chỗ da bị eczema, băng lại, ngày làm ba lần sẽ thấy đỡ hơn.
Trường hợp bị cảm nắng, nhức đầu do đứng lâu ngoài nắng, lấy củ khoai tây, gọt vỏ, giã đắp lên trán và thái dương sẽ khỏi.
Tại một số nước dùng khoai tây từ lâu đời ở Châu Âu, người ta có kinh nghiệm dùng khoai tây chữa đau dạ dày có kết quả tốt. Cách làm như sau:
Lấy củ khoai tây tươi, loại mới thu hoạch càng tốt, rửa sạch, gọt vỏ, lấy 100g ép kiệt nước, uống trước bữa ăn nửa giờ, ngày uống 2-3 lần. Mỗi đợt điều trị khoảng 2-3 tuần lễ nghỉ một tuần rồi lại tiếp tục đợt khác. Trong trường hợp này nước ép khoai tây có tác dụng trung hóa độ axit cao trong dạ dày, kích thích tiêu hóa và chống viêm tuyến dịch vị. Qua theo dõi tổng kết, người ta thấy ngay trong đợt đầu hỗ trợ điều trị, bệnh đã có chuyển biến tốt, các cơn đau giảm, ợ chua hoặc nôn mửa cũng giảm.
VFA
Bình luận