Mùa hè: Phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng

Ngày đăng: 12/06/2014 - Lượt xem: 14461

Bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm bệnh khá phổ biến, liên quan chặt chẽ đến phong tục, tập quán ăn uống như ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống, các loại đồ ăn/ thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ...

Các loại ký sinh trùng đi vào cơ thể qua thức ăn bị ô nhiễm sẽ chiếm sinh chất của cơ thể người, và đây chính là nguyên nhân gây nên các hội chứng rối loạn tiêu hóa, hội chứng thiếu máu, hội chứng viêm dạ dày, ruột, viêm tiểu- đại tràng.

Có các loại ký sinh trùng phổ biến gây bệnh truyền qua thực phẩm cho người như sau: a míp lỵ, giun tròn, giun móc, sán dây, sán lá. Các ký sinh trùng nhiễm vào thực phẩm, nước uống được đưa vào cơ thể đã phát triển nhân lên, gây bệnh cho người. Bệnh lý xuất hiện do ký sinh trùng kí sinh chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể người hoặc kí sinh lạc chỗ gây tổn thương các cơ quan, tổ chức trong cơ thể; các chất chuyển hóa của ký sinh trùng làm rối loạn chức năng, tổn thương cơ quan trong cơ thể.

Tất cả những ký sinh trùng đều có khả năng ở trong đường tiêu hóa của người bệnh ở dạng ký sinh trùng trưởng thành, trứng hoặc ấu trùng và lây bệnh cho người khác sau khi nhiễm phải chúng (trứng hoặc ấu trùng) qua đường tiêu hóa.

 Những người chế biến thức ăn thường không biết chính mình làm ô nhiễm thực phẩm, do vậy ký sinh trùng vẫn tiếp tục được thải ra môi trường làm ô nhiễm thực phẩm. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Nguyên tắc, biện pháp phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng:

Ký sinh trùng rất nhạy cảm với điều kiện môi trường như nhiệt độ, ánh sáng. Ký sinh trùng sẽ bị giết chết khi đun ở nhiệt độ trên 70 độ C.

 Bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng có thuốc điều trị đặc hiệu, có thể phòng chống hiệu quả. Để phòng chống bệnh dịch cần thực hiện các biện pháp như sau:

-Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay; quản lý phân tốt, không dùng phân tươi bón rau, nuôi cá, lợn thả rông; diệt ruồi, nhặng, gián là những côn trùng reo rắc mầm bệnh.

- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước ăn, nước rửa không bị ô nhiễm ký sinh trùng.

- Thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới( WHO) khuyến  cáo.

- Giáo dục, tuyên truyền cộng đồng thường xuyên để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành ATTP có liên quan tới NĐTP. Thực hiện ăn chính, uống chín.

- Điều tra kịp thời ca bệnh, vụ NĐTP, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên ký sinh trùng để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra ATTP chuỗi cung cấp thực phẩm, vệ sinh thú y, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ở mọi cấp độ, mọi thời gian và mọi địa bàn.

VFA

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top